Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) –

Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Chuyện kể rằng: “Một đoàn các nhà sinh vật học đi vào một cái hang dơi, bắt hết dơi con đem về phòng thí nghiệm. Hôm sau, họ quay trở lại hang và bàng hoàng nhận ra tất cả các dơi mẹ đều chết thảm trong hang. Lạ lùng bởi sự kiện dơi mẹ chết tập thể, họ phẫu thuật dơi mẹ và biết được sự thật: tất cả các dơi mẹ chết do ruột bị đứt thành nhiều đoạn vì thương con. Chúng ta cứ ngỡ những chữ “đau đứt ruột” thường dùng trong văn thơ, ai ngờ nó diễn tả chân thực tình mẫu tử của loài dơi. Từ câu chuyện dơi mẹ đứt ruột vì thương con giúp chúng ta có một liên tưởng về người Mẹ của chúng ta: Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu.

Liền sau lễ suy tôn thánh giá Chúa Giêsu, Hội thánh mừng kính lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Lẽ thường người ta mừng lễ Đức Mẹ của niềm vui như: Mẹ Truyền Tin, Mẹ Thăm Viếng, Mẹ Lên Trời… Đằng này, mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Mẹ buồn sầu đau khổ thì có gì để mà mừng kính? Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao Mẹ buồn, vì sao Mẹ đau khổ?

Thực ra, nếu chúng ta long trọng mừng ngày tử đạo của các thánh thế nào thì cuộc tử đạo của Mẹ Maria lại càng đáng chúng ta mừng kính hơn nữa. Mẹ Maria đã chịu tử đạo ư? Mẹ đã không phải đổ máu đào cơ mà? Lầm tìm trong Kinh Thánh chúng ta khám phá ra, ngay từ khi đáp tiếng “xin vâng” với kế hoạch của Thiên Chúa Mẹ đã bước vào con đường tử đạo. Khi, Mẹ dù không hiểu đường lối của Thiên Chúa,nhưng vẫn tin và làm theo lời Chúa dạy: cưu mang Hài Nhi Giêsu mà vẫn còn đồng trinh. Đây là một chuyện lạ thường xưa nay chưa từng có. Mẹ biết giải thích cùng ai? Ai sẽ tin lời Mẹ? Dường như hình phạt ném đá sẵn chờ Mẹ! Và khi dâng Hài Nhi trong Đền thờ, những lời tiên tri của cụ già Simêon như thể lưỡi gươm đâm thâu lòng Mẹ: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!” (Lc 2,34-35).

Rồi trong suốt thời thơ ấu của Chúa Giêsu: chính đôi tay Mẹ ẵm bồng, cho bú mớm, Mẹ nhìn Giêsu con Mẹ cũng ăn cũng ngủ, cũng khóc, cũng cười bình thường như bao đứa trẻ Do thái khác. Chẳng có một dấu hiệu nào là “Con Đấng Tối Cao”. Hẳn Mẹ đã phải chiến đấu không ngừng để trung thành để tin rằng:Giêsu con Mẹ là Thiên Chúa làm người.

Và trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, lưỡi gươm và gai nhọn cứ cuốn lấy trái tim Mẹ, bởi sự chống báng nhạo cười của dân chúng và ngay cả đám đồng hương làng Nazarét, cả đến những thân nhân cũng xử tệ với Chúa Giêsu, làm cho trái tim Mẹ tan nát. Nhưng Mẹ vẫn một lòng tin Chúa Giêsu là Đấng cứu độ trần gian.

Một lần nữa, trang Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan ghi lại nỗi đau tột cùng của mẹ khi đứng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu để cùng chết với Con yêu dấu của Mẹ. Có người mẹ nào không đau đớn, xót xa, không cảm thấy như chết được, khi chứng kiến quân dữ chế diễu, khạc hổ, đánh đập và giết chết con mình? Như thế, chúng ta thấy cuộc tử đạo trong tâm hồn Mẹ Maria thật khốc liệt và dai dẳng biết chừng nào. Mẹ đã cùng chịu đau khổ, cùng chết với Chúa Giêsu, ngay từ lúc thiên thần Truyền tin cho đến chân thánh giá trên đồi Can vê. Vì thế, Mẹ được gọi là vị thánh tử đạo, là nữ vương các thánh tử đạo. Mẹ đã tích cực cộng tác vào công trình cứu độ nhân loại với Chúa Giêsu xuyên qua những hy sinh thường ngày. Mẹ thực là mẫu gương tử đạo sáng ngời cho đoàn con noi theo.

Thật sai lầm, một số bức tranh vẽ Đức Mẹ Sầu Bi, với dáng vẻ rũ rượi, chết ngất đi, đến nỗi thánh Gioan và thánh nữ Madanena phải đỡ hai bên cho khỏi quỵ xuống. Trong khi, thánh Gioan chứng nhân lúc đó xác nhận: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người”. Phải rồi! Mẹ đứng vững trong đức tin trong mọi hoàn cảnh, như những “binh đoàn xếp hàng vào trận”. Mẹ luôn đứng vững trong đức tin để dẫn đường và nâng đỡ mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin.

Nguyện xin Đức Mẹ Sầu Bi cầu bầu cho chúng con luôn trung thành tin cậy vào Chúa giữa những nỗi gian nan thử thách hằng ngày, với trọn tình mến Chúa và yêu thương mọi người. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phaxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phaxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô xaviê, Mc 16,15-20

KÍNH THÁNH PHAXIÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...