Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Hai, ngày 02/01 Ga 1,19-28: Thánh Gio-an Tẩy Giả làm chứng về chính mình

NGÀY 02 THÁNG 01

Gio-an 1,19-28

Thánh Gio-an Tẩy Giả Làm Chứng Về Chính Mình

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

“Bạn là ai?” đó là một câu hỏi để muốn biết về danh tánh của một người, tên tuổi, quê quán và nghề nghiệp. Đôi khi cũng muốn biết hơn về tính tình, thói quen hạnh động và ý thích cá nhân của người đó nữa. Để tìm hiểu về người khác thì ta phải hỏi mới biết, nhất là những người ta gặp lần đầu. Và cho dù họ có nói về mình thì ta cũng chỉ có thể biết về những cái bên ngoài của họ mà thôi. Nhưng câu hỏi dành cho Gio-an hôm nay chắc chắn đi xa hơn việc xác định nhân thân quê quán mà là người ta muốn biết vai trò của ông là gì, xuyên qua những lời nói và việc làm của ông. Trong đời sống tâm linh, nhiều khi chính ta cũng quên mất mình là ai. Có khi nào ta tự đặt câu hỏi: “tôi là ai” chưa? Và mỗi người có lẽ sẽ giật mình về những câu trả lời trong tâm tưởng của mình mà chỉ có riêng ta và Chúa biết!

Trong Tin Mừng hôm nay, một số tư tế và các thầy Lê-vi đã đến gặp Gio-an Tẩy Giả và đặt câu hỏi: “ông là ai?”. Câu hỏi này được hỏi, không phải vì tò mò muốn tìm hiểu nhưng đúng hơn nó hàm chứa đầy sự nghi hoặc. Bởi Gio-an Tẩy Giả là nhân vật đang gây nhiều chú ý nhất lúc bấy giờ. Từ cách ăn mặc cũng khác người ta, dáng vẻ thì gầy gò, khắc khổ, nhưng rất cương trực, có ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình cách trung thực và kiên quyết. Ông là con trai của tư tế Da-ca-ri-a, nhưng ông không liên quan gì đến Đền thờ. Nhiều người đã đến với ông để lắng nghe những lời giảng dạy. Và ta biết rằng; việc tập hợp nhiều người dân vào thời điểm này rất nguy hiểm, bởi Ít-ra-en nằm dưới sự áp bức và thống trị của Rô- ma, sự tập hợp đông người có thể dễ dàng dẫn đến sự nổi loạn và chính quyền Rô-ma có thể dựa vào cái cớ đó để đàn áp phiến quân, cũng như đè thêm gánh nặng lên vai người dân.

Tuy nhiên, những lo lắng của các tư tế và lê-vi đã đi xa hơn những gì Thánh Gio-an muốn làm. Ngài không phải là người đến để khởi xướng lên một cuộc khởi nghĩa theo kiểu thế gian. Ngài trả lời cách hết sức khiêm tốn, mặc dù lúc dầu sôi lửa bỏng này, mọi người luôn hy vọng chính ông, với một con người cương trực, khôn ngoan và thẳng thắn như vậy chính là vị tiên tri, là đấng Mê-si-a của họ. Và cũng đã xuất hiện khá nhiều Mê-si-a giả trước đó. Gio-an cũng có thể xưng mình là Mê-si-a và chắc chắn ông sẽ có nhiều người ủng hộ. Nhưng với bản tính trung thực, ông đã tự giới thiệu mình chỉ là kẻ dọn đường cho Đấng Thiên Sai.

Khiêm tốn trung thực với chính mình đó là đức tính hết sức cần thiết của người môn đệ Chúa Kitô. Nhưng trong thực tế, ít người trong chúng ta có được đức tính đó! Ví như ta chỉ là một người bình thường, nhưng ai đó coi ta như một người tầm thường thì ta lại thấy khó chịu, ta cần được người khác nâng lên như kẻ vị vọng, tài ba và chức quyền. Có không ít người thích sống ảo với cái danh, cái địa vị mà không bao giờ là của mình. Và Chúa Giêsu cũng đã nói: “Ai đưa mình lên thì sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên”. Quả thật những ai thích danh vọng, những cái không thuộc về mình một cách nào đó muốn được mọi người biết đến, muốn nâng mình lên hơn những gì mình có, và trớ trêu thay, họ càng cố làm cho mọi người phải chú ý đến mình như những nhân vật nổi tiếng thì càng ít người biết đến.

Khiêm nhường còn là một thái độ thiết yếu để thành công trong đời sống tâm linh. Vì khiêm nhường là sự thật, biết thật về mình là một nền tảng vững chắc để ngôi nhà tâm linh có thể xây lên cao. Khiêm nhường cũng không phải là khái niệm trừu tượng, nó đòi hỏi một sự sẵn sàng liên tục để từ chối chính mình và cởi mở với sự hướng dẫn của Thiên Chúa, ngay cả khi nó không giống với các khái niệm định sẵn của riêng một tổ chức xã hội nào.

Khiêm nhường đòi hỏi sự chân thành và trung thực như một đứa trẻ nhỏ, hồn nhiên và chấp nhận cuộc sống rất tự nhiên. Trái lại người lớn thì thường hay phức tạp vấn đề và muốn mang vào mình nhiều cái mặt nạ, để che đậy cho phù hợp với những định kiến của xã hội và cộng đồng. Thực tế có sự nghịch lý ở chỗ, một người khiêm nhường lại được sự tôn trọng từ người khác hơn là người tỏ ra tự hào và mạnh mẽ. Người khiêm nhường không coi tài sản hay thành tựu của mình là của riêng mình mà là một món quà của Thiên Chúa, do đó họ luôn dâng lời cảm tạ về tất cả.

Cuối cùng, trong sách Bhagavad Gita (13,7-8) của Ấn Độ giáo cũng nói về việc thực hành sự khiêm nhường: “Hãy khiêm nhường, không làm hại ai, không yêu sách, ngay thẳng, kiên nhẫn; phục vụ và thực sự vâng lời thầy giáo của bạn, giữ cho tâm trí và thể xác trong sạch, yên bình, kiên định, làm chủ được bản ngã…”

Khiêm nhường đích thực như Thánh Gio-an Tẩy Giả là nhận biết mình là ai cách thẳng thắn và không vòng vo, không tìm những lời tung hô ca ngợi của người đời, nhưng luôn trung thành thi hành thánh ý Thiên Chúa.

Xin thánh Gio-an Tẩy Giả, cầu thay nguyện giúp ta có đủ sức mạnh, ý chí và nghị lực, dám tẩy đi cái giả dối, nhưng cái mặt nạ mà ta đang mang. Để thực sự là người con của Chúa và làm chứng cho Ngài mọi nơi mọi lúc bằng đời sống trung thực của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...