Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Thứ Bảy, Tuần V TN, Mc 8,1-10: Đám đông đã ăn và được no nê

THỨ BẢY TUẦN V THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 8,1-10

Đám Đông Đã Ăn Và Được No Nê

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Woodrow Wilson nói: “Không ai có thể thờ phượng Chúa hay yêu người lân cận khi bụng đói.” Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có thực mới vực được đạo.

Hôm nay Tin Mừng nói với chúng ta về việc Chúa Giêsu nuôi dưỡng khoảng bốn ngàn người từ bảy chiếc bánh và mấy con cá nhỏ. Ngài cho họ ăn vì họ ở với Ngài đã ba ngày mà không có gì ăn.

Chúng ta biết rằng, đối với người Do Thái, việc sử dụng các con số thiêng liêng của ba và bảy gợi lên những biểu hiện của Thiên Chúa. Ba ngày không có gì ăn, số 3 làm ta nhớ lại sự kiện mà ba con vật ba tuổi được giết thịt và dâng lên Thiên Chúa khi Áp-ra-ham lập giao ước với Ngài. Và Sarah, vợ ông đã chuẩn bị ba thùng bột mịn khi ba vị khách lạ mang đến thông điệp rằng bà sẽ sinh ra I-sa-ác. Theo Kinh Thánh, số 3 còn ngụ ý một sự viên mãn. Như Thiên Chúa Ba Ngôi. ở đây Chúa Giêsu đề cập đến việc dân chúng theo Ngài ba ngày rồi mà không có gì ăn. Ta có thể hiểu theo nghĩa đen là đã ba ngày người ta ngồi nghe Chúa giảng dạy nhưng cũng có thể hiểu là số 3 đơn giản ám chỉ một thời gian dài mà người ta đã thực sự rất đói rồi. Vấn đề ba ngày hay một ngày không quan trọng lắm cho bằng Chúa Giêsu thực sự nhìn thấy nhu cầu cấp thiết của đám đông đang theo Ngài, và Ngài không thể bỏ mặc họ mà không lo.

Bảy cái bánh, số 7 đối với người Do Thái, tượng trưng cho sự viên mãn, trọn vẹn hoặc hoàn toàn. Chúng ta nhớ lại sự kiện Thiên Chúa tạo ra thế giới trong sáu ngày, và vào ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Nó cũng nhớ lại khi Na-a-man, người Syria, tắm bảy lần ở sông Jordan và ông được chữa lành bệnh phong cùi. Bảy cái bánh nói nên phần nhỏ bé các môn đệ có được, nó không đáng là gì, nhưng đem trao cho Chúa thì Ngài sẽ làm cho nó vẹn toàn, viên mãn trong một sự kiện vĩ đại là nuôi cho bốn ngàn người ăn no nê và còn thừa bảy giỏ bánh vụn.

Qua đây cho ta thấy, Thiên Chúa luôn quan tâm cách cụ thể đến nhu cầu không chỉ tâm linh mà còn nhu cầu thể lý của những người đi theo Ngài. Và Ngài mời gọi chúng ta là những môn đệ của Ngài đóng góp một phần nhỏ bé mà ta có được để Ngài làm cho nó nên viên mãn thành toàn, thỏa mãn nhu cầu cần thiết của mọi người.

Phép lạ của sự hóa bánh và cá ra nhiều chính là hình ảnh của Bí tích Thánh Thể. Tình yêu và lòng thương xót của Chúa không phải chỉ nhất thời, chạnh lòng, nhưng là trường tồn. Khi sắp lìa khỏi thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể để trao ban chính mình và máu Ngài làm của ăn của uống cho các môn đệ. Và Ngài cũng cần đến sự cộng tác của các môn đệ là các thừa tác viên linh mục, Giám mục để tiếp tục cử hành Bí Tích ấy để nuôi đời sống tâm linh của dân Chúa, những người đi theo Ngài.

Nói cách khác, Thánh Mác-cô muốn truyền đạt cho chúng ta là Bí tích Thánh Thể đại diện cho sự viên mãn hoặc trọn vẹn của sự biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với dân của Ngài. Chúa Giêsu thỏa mãn cơn đói của những ai khao khát Thiên Chúa đặc biệt qua Thánh lễ; bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Để rồi mỗi khi tiếp rước Ngài, ta sẽ được Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng và biến đổi ngày càng gắn bó nên một với Thiên Chúa hơn, cho đến khi được viên mãn trong Đức Giêsu Ki-tô. Điều này có làm cho ta cảm thấy sung sướng và khao khát hiệp lễ mỗi ngày không?

Tôi đã đọc câu chuyện kể về một đứa trẻ mồ côi tên là Joe, được viết lại bởi Edwin White như sau: Hôm đó, bé Joe đã được bác sĩ của viện mồ côi kiểm tra sức khỏe. Khi trở lại, một nữ tu đã hỏi, bác sĩ đã nói gì với con, Joe? Joe trả lời, ông ấy nói với con, “bạn thật là một cậu nhỏ đáng thương.” Joe nói thêm: “Nhưng thưa Sơ, con không nghĩ ông ấy biết con đã hiệp lễ lần đầu.”

White tiếp tục rằng: Hiệp lễ là những gì mang lại cho chúng ta giá trị. Rằng bạn và tôi không cần phải chiến đấu để giành được tình yêu và sự tôn trọng. Đối với Thiên Chúa, Người đã quá yêu thương chúng ta, ngay cả khi thực sự chúng ta không xứng đáng để được yêu thương, Ngài đã đến và ban cho chúng ta được hiệp thông trong tình thân hữu với Ngài.

Lạy Chúa, chúng con biết rằng, Bí tích Thánh Thể không kết thúc khi linh mục ban phép lành cuối cùng. Mà Chúa vẫn ở cùng chúng con để về nhà, đi đến khu phố, đến nơi làm việc hay ở bất cứ đâu. Chúa muốn chúng con luôn thể hiện cho người khác biết rằng, Chúa Giêsu Ki-tô là Thiên Chúa và đang hiện diện trong chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...