Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Thứ Tư, Tuần II MC, Mt 20,17-28: Lời cầu xin của bà mẹ hai ông Gia-cô-bê và Gio-an

THỨ TƯ TUẦN II MÙA CHAY

Mát-thêu 20,17-28

Lời Cầu Xin Của Bà Mẹ Hai Ông Gia-cô-bê Và Gio-an

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Bác sĩ tâm thần nổi tiếng, Tiến sĩ Karl Menninger đã có một bài giảng về sức khỏe tâm thần, sau đó, một khán giả hỏi ông rằng, ông sẽ đề nghị một người làm gì trong trường hợp nghi ngờ bị suy nhược thần kinh. Mọi người đều nghĩ rằng Tiến sĩ Menninger sẽ tư vấn như một biện pháp phòng ngừa khi đến gặp bác sĩ tâm thần. Thay vào đó, ông trả lời: Khóa chặt nhà của bạn, đi đến phía bên kia của đường ray xe lửa và tìm người cần giúp. Sau đó làm một cái gì đó để giúp đỡ họ. Đặt mình trong cuộc sống của những người khác. Tôi chắc chắn đây là phương thuốc tốt nhất cho chứng suy nhược thần kinh, buồn chán và những cảm giác không tốt khác.

Tin Mừng hôm nay, các tông đồ khác phẫn nộ với Gia-cô-bê và Gio-an vì mẹ của họ, thay mặt cho hai con trai của bà, cầu xin Chúa Giêsu cho hai con trai của bà sẽ ngồi bên trái và phải của Ngài. Trong Phúc Âm của Thánh Mác-cô 10, 35tt. Không đề cập đến sự can thiệp của người mẹ mà chính Gia-cô-bê và Gio-an đã xin với Chúa Giêsu. Đáng buồn thay, các tông đồ nổi giận với hai người này không phải vì thất vọng mà bởi vì, chúng ta có thể tìm thấy trong các đoạn Phúc Âm khác, rằng họ có cùng tham vọng với hai người này. Nhưng vì Gia-cô-bê và Gio-an đã xin trước họ.

Qua việc cầu xin của Gia-cô-bê và Gio-an, Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đệ của Ngài thấy phải làm thế nào để trở nên thực sự vĩ đại, đó là bằng con đường phục vụ như Ngài, Đấng đã đến để phục vụ người khác và trao nộp chính mình cho lợi ích của họ. Ngài mời gọi các môn đệ hãy trở nên giống như Ngài, không phải là ngồi bên tả hay bên hữu nhưng là trở nên một Giêsu Kitô khác cho nhân loại bằng cách phục vụ như Ngài đã phục vụ.

Giáo huấn của Chúa Giêsu về tinh thần phục vụ:

Đầu tiên, người ta vĩ đại khi phục vụ. Khi Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II qua đời, rất nhiều người hành hương đã cùng nhau kéo đến để kính viếng thi thể của ngài. Và lịch sử cho biết, ngài là người đã chịu đựng rất nhiều đau khổ cả về thể chất và tinh thần trong những năm cuối đời. Ngài đã phục vụ Giáo Hội và Thiên Chúa hết sức có thể và đã mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho triều đại giáo hoàng của ngài. Nhiều người đã gọi ngài là “Vĩ Đại”, là người tuyệt vời. Ngài vĩ đại không chỉ vì những gì ngài viết, những bài diễn văn mà ngài đã đọc, và những chiến công đáng kinh ngạc mà ngài đã đạt được khi làm Giáo hoàng. Nhưng ngài thật tuyệt vời, thật vĩ đại vì ngài thực sự đã thuộc nằm lòng đoạn văn Phúc Âm hôm nay rồi mang vào hành động, phục vụ anh chị em của mình.

Thứ hai, đặt lợi ích của người khác trên lợi ích của mình. Thiên Chúa yêu cầu phục vụ người khác và đặt bản thân mình rốt hết. Đòi hỏi này không hàm ý người ta phải làm bất kỳ chiến công ngoạn mục nào về đức hạnh hay hiến mạng sống mình cho Chúa Kitô trong sự tử đạo. Ngài chỉ yêu cầu người môn đệ phải là người tìm kiếm lợi ích hợp pháp của người khác trước lợi ích của chính mình. Phục vụ những người xung quanh, mang Chúa Kitô đến cho họ thông qua sự phục vụ khiêm nhường của chúng ta, đó là sứ vụ của người môn đệ Chúa. Những điều này đôi khi chỉ thể hiện cách rất đơn giản như nở một nụ cười, một lời nói tử tế hoặc một hành động bác ái trong khi tiếp xúc với những người khác, đó có thể đã thực sự thể hiện tốt điều mà Chúa muốn nơi các môn đệ của Ngài là mỗi chúng ta. Nói như Thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II luôn xác tín mình là ‘tôi tớ của mọi tôi tớ’.

Cuối cùng, bài học phục vụ từ cây vĩ cầm vĩ đại. Một câu chuyện có thật được kể bởi J.K. Laney, Marching Order (tr.34) Nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại, Niccolo Paganini đã đưa cây vĩ cầm tuyệt vời của mình đến thành phố Genève với điều kiện không bao giờ được chơi. Gỗ của một nhạc cụ này, trong khi được sử dụng mới chỉ mòn một chút ở chỗ tay cầm, nhưng khi đặt để chưng bày trong bảo tàng không dùng đến, nó bắt đầu phân hủy. Cây vĩ cầm đáng yêu của Paganini, ngày nay đã trở thành mồi cho mối mọt và trở nên vô dụng, ngoại trừ được giữ lại như một di tích.

Bài học đạo đức của câu chuyện này kêu mời chúng ta nhìn lại rằng, nếu người môn đệ của Chúa Kitô mà không sẵn lòng phục vụ, mà chỉ muốn đặt trưng bày ở nơi trang trọng thì chính là lúc chúng ta đang sớm phá hủy những khả năng hữu ích của chính mình, và sẽ trở nên vô dụng.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin cho chúng con hiểu được giá trị của người môn đệ đi theo Chúa không phải là để ngồi chỗ này chỗ nọ, mà là để trở nên giống Chúa trong khiêm tốn và phục vụ. Và chính lúc vui vẻ hăng say phục vụ, chúng con được ngồi gần bên Chúa hơn khi nào hết vì chúng con được trở nên giống Chúa, nên chứng nhân của Ngài giữa lòng nhân loại. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...