Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Năm, Tuần XXIII TN, Lc 6,27-38: Yêu thương kẻ thù

THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 6,27-38

Yêu Thương Kẻ Thù

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tổng thống Abraham Lincoln đã từng được chất vấn về thái độ của ông đối với kẻ thù của mình: “Tại sao ông lại cố gắng kết bạn với kẻ thù, đúng ra ông nên cố gắng tiêu diệt họ?” Lincoln trả lời cách nhẹ nhàng: “Tôi không tiêu diệt kẻ thù của mình, mà tôi biến họ thành bạn bè của tôi?”

Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta yêu thương những người không yêu mình hoặc yêu cả kẻ thù, chứ không chỉ yêu những người thân cận mà thôi. Đây là một loại tình yêu đặc biệt, một loại tình yêu khác, một loại tình yêu hoàn toàn khác với những tình yêu thông thường. Trong thực tế đây là một loại tình yêu mang tên Ki-tô giáo. Đây là những gì làm cho chúng ta thực sự là một Ki-tô hữu, khác với những người khác. Vì bản năng tự nhiên của con người thích trả thù những ai đã xúc phạm tới mình, và tự cho đó là công bằng, là không có gì áy náy lương tâm. Nếu có ai đó thúc giục người ta làm hòa và bắt tay với kẻ thù, người ta dễ dàng thốt ra rằng, “Trừ khi tôi chết!” Đặc biệt là người Việt Nam chúng ta có những câu nói như; ‘Nuôi hận, nuốt thù’, rồi ‘Quân tử báo thù mười năm chưa muộn’. Trong bối cảnh lịch sử của một dân tộc bị hàng ngàn năm đô hộ bởi giặc phương bắc và chiến tranh triền miên nên người ta đã đưa cả hận thù dân tộc vào trong học đường, để nhồi vào trong những hộp sọ non nớt của học sinh sự trả thù, như thời tôi còn học phổ thông, trong sách giáo khoa cấp một trong bài thơ ‘Đi đi em’ của Tố Hữu có đoạn viết: “Nuôi đi em cho đến lớn đến già, mầm hận ấy trong lồng xương ống máu, để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu, mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng.”

Nhưng với tư cách là những người theo Chúa Ki-tô, chúng ta không thể nuôi hận thù, con đường duy nhất cần thực hiện là con đường tha thứ. Điều này đòi hỏi mình phải thực sự dám chết với con người tự nhiên của tính xác thịt, với những phản ứng tự nhiên của bản năng mà đặt trái tim của Chúa Giêsu vào trong trái tim của mình, Đấng không chỉ dạy bằng lời huấn giáo mà thực sự Ngài đã tha thứ cho kẻ thù của Ngài khi bị treo trên thập giá.

Vâng, điểm chính yếu làm nên người Ki-tô hữu và làm cho Ki-tô giáo khác biệt với bất kỳ tôn giáo nào khác, Chính là cách đối nhân xử thế của họ với mọi người, Ki-tô Hữu ý thức rằng, yêu kể thù không phải vì họ xứng đáng, nhưng như Thiên Chúa mong muốn họ được đối xử: với tình yêu quảng đại và lòng thương xót. Thiên Chúa luôn đối xử tốt cho ngươi công chính cũng như kẻ bất lương. Tình yêu của Ngài ôm trọn cả thánh nhân lẫn tội nhân. Thiên Chúa tìm kiếm lợi ích lớn nhất cho chúng ta và dạy chúng ta cũng tìm kiếm lợi ích lớn nhất cho người khác, ngay cả những người ghét và lạm dụng mình. Chúng ta vẫn dành Tình yêu cho họ, ngay cả những người vô ơn và ích kỷ, phải thể hiện bằng chính lòng tốt và lòng thương xót mà Thiên Chúa đã dạy cho chúng ta.

Theo bản tính tự nhiên, thật dễ dàng để thể hiện lòng tốt và lòng thương xót khi chúng ta có thể mong đợi được hưởng lợi từ việc đó. Và sẽ khó khăn hơn khi chúng ta không thể mong đợi sự gì đền đáp.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể yêu những người gây hại cho mình? Nếu cậy vào sức riêng, chúng ta cảm thấy rất bế tắc và dường như không thể, nhưng với Chúa tất cả mọi thứ đều có thể. Ngài ban quyền năng và ân sủng cho những người tin và chấp nhận món quà của Ngài là chính Chúa Thánh Thần. Khi ấy chúng ta mới có thể sinh hoa trái của tình yêu là: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ” (Gl 5,22-23). Lạy Chúa xin dạy chúng con biết yêu như Chúa yêu và có lòng thương xót như Cha Trên Trời là Đấng Thương Xót.

Hơn nữa muốn yêu người thực sự trước tiên phải biết yêu thương chính mình và biến mình thành trung tâm của tình yêu. Nhiều người nghĩ rằng yêu chính mình là dễ nhưng không mấy người thực sự biết yêu chính mình cho đúng đâu! Nhiều khi người ta yêu những cái bên ngoài mình hơn chính mình. Ví như có người thích ăn thật nhiều và hậu quả là béo phì đi lại khó khăn và sinh nhiều bệnh tật, có người thì dốc hết sức khỏe và quỹ thời gian cho công việc để kiếm nhiều tiền. Có người thì mê phim bộ thức thâu đêm, cũng có người thích cảm giác mạnh, thích sống ảo nên lao mình vào ăn chơi, ma túy… chỉ đơn cử vài ví dụ cũng thấy chúng ta yêu mình ít lắm, và ngược đãi bản thân nhiều lắm! Vậy thì làm sao có thể nói yêu tha nhân và hơn nữa là yêu kẻ thù, yêu kẻ lăng mạ, xúc phạm thậm chí bách hại mình. Thân thể không khỏe, tâm hồn không bình an thì làm sao có cái gì để cho người khác chứ! Theo lẽ tự nhiên, không ai có thể cho cái mà họ không có, hay có mới có thể cho.

Thiên Chúa của chúng ta có thể yêu ngay cả sự bất công. Bởi Thiên Chúa là tình yêu tự nội tại. Từ bản chất yêu thương của Ngài lan tỏa đến tình yêu cho tất cả chúng ta. Vì thế, chỉ khi đến với Chúa, lãnh nhận được Tình yêu của Ngài chúng ta mới có thể yêu tha nhân được mà thôi.

Cuối cùng, chúng ta hãy suy gẫm và thực tập những lời này đến từ một tác giả vô danh đã nói về sự hoàn hảo trong tình yêu rằng:

Chậm nghi ngờ – nhanh chóng tin tưởng

Chậm lên án – nhanh chóng biện minh

Chậm xúc phạm – nhanh chóng bảo vệ

Chậm vạch trần – nhanh chóng để che chắn

Chậm khiển trách – nhanh chóng nhẫn nhịn

Chậm yêu cầu – nhanh chóng cung cấp

Chậm khiêu khích – nhanh chóng hòa giải

Chậm cản trở – nhanh chóng giúp đỡ

Chậm oán trách – nhanh chóng tha thứ. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...