Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ 7 Tuần I Mùa Vọng – Mt 9,35-10,1.6-8

SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO

Cha M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Bước sang một giai đoạn mới tập trung tới sứ vụ truyền giáo mà Đức Giêsu sẽ kêu gọi con người cộng tác vào sứ vụ này với bối cảnh Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc giảng dạy trong các hội đường, loan báo Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đám đông lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt, thì Ngài chạnh lòng thương! Với cái nhìn của Đức Giêsu, một cái nhìn tuyệt vời đầy thương cảm trìu mến qua cặp mắt tròn vo chú mục quan tâm nồng thắm?

Cụm từ “chạnh lòng thương” theo Hy ngữ (Esplanchniz ô) có nghĩa đen là “bồi hồi ruột gan” và gợi lại một từ ngữ Do thái rất quan trọng là “Rahimin” miêu tả vừa “lòng mẹ” vừa “tình yêu”. Trong Tin Mừng từ này thường dành riêng cho Thiên Chúa và Đức Giêsu (Mt 20, 34; Lc 7, 13; Mc 9, 22). Đức Giêsu để mình xao xuyến ruột gan như thế tại sao? Ngài đã thấy cảnh tượng gì làm cho đôi mắt mở to của Ngài bao phủ lòng thương cảm? Thưa: Vì họ lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt… Những đám đông không có mục tử; những con người không có Thiên Chúa. Một nhân loại mệt mỏi kiệt sức một cách vô ích trên những nẻo đường không dẫn đến đâu cả như một bầy chiên đi lang thang vô định…!

Suy niệm:

Và Đức Giêsu làm gì trước cảnh tượng đó? “Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”. Đức Giêsu không phải là một con người bi quan chán chường, Ngài nhìn nhân loại như một cánh đồng lúa chín vàng thơm phức dập dờn dưới cơn gió mùa hè. Mùa thu hoạch đây rồi, tất cả đã sẵn sàng! Người ta vui mừng vì mùa gặt hái đến nhưng thợ gặt lại ít! Đức Giêsu thừa nhận công việc của Ngài rất nhiều, Ngài muốn có những người cộng tác. Ai sẽ đứng lên để hành động với Ngài?

“Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặp sai thợ ra gặt lúa về”. việc cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên. Tại sao? Tạo sao “chủ mùa gặt” tức là Thiên Chúa không trực tiếp sai các thợ gặt cần thiết? Tại sao Ngài yêu cầu chúng ta cầu nguyện? Ngài tôn trọng trách nhiệm to lớn của con người: Thiên Chúa cần đến con người! Mầu nhiệm to lớn của việc cần thiết phải can thiệp bằng sự cầu nguyện, mở ra cho chính chúng ta công việc phải làm ở cánh đồng ấy. Đó không phải là công việc của chúng ta sao? Chúng ta không làm việc chỉ bởi sức riêng mình! Chúng ta ở trong cánh tay của Thiên Chúa, trong mùa gặt của Ngài. Đấng muốn mọi người được cứu độ (Tm 2, 4). Từ đó có sự ưu tiên của việc cầu nguyện trên mọi nhu cầu.

Và phải chăng khủng khoảng của ơn gọi thực ra chỉ là khủng hoảng của sự cầu nguyện? “Rồi Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại để ban cho các ông được quyền trên thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 1, 10). Đức Giêsu không có ý định một mình thực hiện công việc của Thiên Chúa, ngài trao dự án và quyền bính của Ngài cho một ít người “Mười hai người” mà Ngài chọn trong số các môn đệ theo Ngài. Con số Mười Hai là con số tượng trưng, ám chỉ mười hai chi tộc Israel tạo thành “Dân Thiên Chúa” và bảo đảm việc phụng tự mỗi tháng trong mười hai tháng âm lịch. Vì thế con số mười hai này biểu tượng cho toàn bộ miền Đất Hứa và toàn bộ Thời Gian.

Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng: “anh em đừng đi về phía dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel” (Mt 10, 5-6).

Đức Giêsu ra chỉ thị các ông lên đường truyền giáo: Nào anh em lên đường! Nhưng tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israrl mà thôi. Như vậy, trong chuyến thực tập ra khơi đầu tiên này chỉ hoạt động Tông đồ của nhóm mười hai nơi dân Do Thái là dân tộc được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế trước tiên (xRm 1, 16). Tại sao trong sứ vụ đầu tiên này ở Galilê có sự hạn chế môi trường như vậy? Có lẽ để nói rằng Thiên Chúa trung tín với những lời hứa của Ngài với nhà Israel là họ phải được đón nhận Tin Mừng đầu tiên (đó là điều thánh Marcô sẽ làm).

Sứ điệp các ông phải thực hiện: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Thiên Chúa đã đến gần” (Mt 10, 7).

Khởi đầu chỉ có thế, ngụ ý Ngài muốn các ông rao giảng như Gioan Tẩy Giả là chuẩn bị đón nhận Nước Trời bằng cách ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng lãnh ơn cứu độ của Chúa.

Quyền năng Chúa trao ban cho các ông, để minh chứng cho hiệu quả của ơn cứu độ một cách cụ thể, thì Ngài truyền cho các ông thi hành quyền năng Ngài đã trao cho là:

“Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh và khử trừ ma quỷ” (Mt 10, 8).

“Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy”. Làm việc Tông đồ truyền giáo với tinh thần vô vị lợi, không cầu cạnh vật chất lợi lộc, danh vọng cho mình.

Hoàn toàn vị tha: chỉ muốn lợi ích cho tha nhân về phần hồn cũng như phần xác.

Và điều kiện: không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào.

Vì vậy, người Tông đồ phải luôn luôn ý thức: hằng cầu nguyện cho việc truyền giáo, cho những người Tông đồ khác, cho chính mình, cho sứ vụ được trao phó, vì Thiên Chúa mới là ông chủ, Người có quyền trên mọi sự!

Sau cùng, người Tông đồ luôn biết lắng nghe chiên niệm, chiêm ngắm và học hỏi cũng như suy niệm Lời Chúa và đem ra thực hành.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...