Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ 3 Tuần II Thường Niên – Mc 2,23-28

 

Ý NGHĨA NGÀY SABÁT

Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Vào mùa hè, “ăn trắt” từng hạt lúa chín mẩy thật là thú vị! Hương bị dịu ngọt của bột lúa mới thơm nức và tỏa ngát cả cánh đồng đang ánh vàng! Và hôm đó, vào một ngày Sabát, Đức Giêsu đi qua đồng lúa ngát hương mùa lúa chín, các môn đệ Ngài bứt từng bông lúa và nhấm nháp từng hạt một. Họ đói ư? Chắc là đói. Thế thì đó là một phản xạ bản năng tự nhiên ư? Không phải là một chút háu đói sao? Thế nhưng, các người Pharisiêu thưa Ngài rằng: kìa Thầy xem tại sao ngày Sabát người ta làm điều không được phép làm như vậy?

Suy niệm:

“Đức Giêsu trả lời: “Các ông chưa bao giờ đọc trong sách sao?” Nhóm họ lục lọi Kinh Thánh và tìm thấy được 39 việc bị cấm trong suốt thời gian Sabát, tiếng Hybá gọi là “Ngày Hưu Lễ”, chẳng hạn như: ngày đó người ta không được phép đi qua 1392 mét. Cấm trục lúa và gặt hái (Xh 34, 21). Vì sự cấm đoán làm mọi việc chân tay, nên nhóm họ trực tiếp trách cứ Đức Giêsu thay vì công kích các môn đệ Ngài. Một sự việc tầm thường, nhưng cái tính ghen tương ghi ngờ, cái thói hay vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết của các Kinh sư và Pharisiêu đã gây nên cớ xung đột giữa họ và Đức Giêsu về vấn đề kiêng việc xác ngày Sabát.

Bảo tồn sự sống:

đáp lại Đức Giêsu bảo họ: “Vua Đa vít đã làm gì khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng đế Abiatha? Vua vào nhà Thiên Chúa và ăn bánh tiến”. Tưởng rằng Ngài đồng tình với nhóm họ là những người sùng đạo và bảo vệ luật pháp một cách chi ly. Ai ngờ như bị tạt gáo nước lạnh vào mặt khi Ngài trả lời cách tỉnh bơ có phần táo bạo mà dám bào chữa cho các môn đệ mình là những kẻ phạm luật ngày Sabát bằng cách sử dụng một đoạn Kinh Thánh (1Sm 21, 1-7). Việc vua Đa vít và đoàn tùy tùng đã ăn bánh trưng hiến, thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế mới được ăn. Vì theo ghi thức thời đó, trên bàn thánh người ta trưng bày hai chồng bánh mỗi chồng sáu cái, vị chi là mười hai cái tượng trưng cho mười hai chi tộc Israel thường xuyên hiện diện trước nhan GiaVê. Thứ bánh này không một thường dân nào được ăn. Mỗi ngày Sabát, người ta thay bánh mới và các thầy tư tế ăn những tấm bánh cũ tại chỗ. Thế mà Đức Giêsu dựa vào sự kiện vua Đavít và đoàn tùy tùng vì túng cực đói bụng mà ăn bánh trưng hiến để bênh vực các môn đệ Ngài chắc cũng đang đói bụng?

Lời bào chữa của Chúa trên đây gây sửng sốt biết bao! Chính Chúa là Thiên Chúa, đã bảo vệ con người bị đói đó. Chúa nhấn mạnh rằng: sự sống của con người cần phải đề cao hơn những quy định tế tự. Nhưng chi tiết cơ bản của luật tự nhiên (ai đói có quyền ăn) phải được tuân giữ trước những thực hành tôn giáo ( phải tuân giữ các nghi thức phụng vụ). Thực là sự đảo ngược các giá trị mới mẻ biết bao! Sự chia sẻ mang tính nhân bản, sự sống của con người có giá trị trước mặt Chúa hơn cả việc tuân hành nghi thức. Vì thế Ngài bảo họ rằng:

“Ngày Sa bát được tạo nên cho con người” chứ không phải con người cho ngày Sabát.

Những người Pharisiêu quá chú tâm vào việc giữ luật đến nỗi quên mất lề luật đặt ra chỉ vì lợi ích cho con người. Yếu tố con người mới quan trọng là chú chốt, là mục tiêu để hướng tới. Lễ nghi của người Dothái là ngày Sabát, lễ người Công giáo là ngày Chúa Nhật. Chúa muốn chúng ta thánh hóa ngày Chúa Nhật bằng cách đi tham giữ thánh lễ ngày Chúa Nhật, học hỏi giáo lý, suy niệm Lời Chúa, làm việc tông đồ, thực thi bác ái và nghỉ ngơi dưỡng sức. Tất cả vì con người, tất cả cho tình thương. Đó là đỉnh cao tuyệt vời mà nếp sống đạo theo tinh thần Kitô giáo mang lại.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tạ ơn Chúa, vì đã mạc khải cho chúng con biết Thiên Chúa là thế đó, một Thiên Chúa luôn bênh vực con người. Xin Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi thái độ hẹp hòi, duy hình thức. Xin giúp chúng con biết quan tâm đến những nhu cầu của anh em chúng con nhiều hơn.

“Bởi đó, con người làm chủ ngày Sabát”, Chúa làm chủ tất cả mọi ngày cả ngày Sabát, ngày Chúa Nhật, ngày của niềm vui, ngày của sự sống, ngày của tình yêu, ngày của lễ hội, ngày của ân sủng và ngày của Cứu Độ trong hân hoan chia sẻ và phục vụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...