Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria

 (Mt 1,18-24)

Cha M. Gioan Bosco

Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là một chuyện rất lạ. Như trong câu chuyện nói về việc truyền tin cho Giuse, không kể sứ thần và Thiên Chúa thì Giuse là nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà trong suốt cuộc truyền tin Giuse không nói một lời nào. Thế nhưng Giuse lại làm một công việc vô cùng to lớn là cho Đức Giêsu gia nhập vào một dòng tộc, có một lịch sử, và có một gia phả hẳn hoi. Những việc đó được thấy qua ba đặc điểm nơi Giuse sau: Chấp nhận một điều khác thường. Cho Đức Giêsu trở thành người con hợp pháp theo xã hội và làm cho bản tính loài người của Đức Giêsu được dễ hiểu hơn.

  1. Chấp nhận một điều khác thường

Bình thường không một người đàn ông nào chấp nhận người bạn đời của mình mang thai khi mình không phải là tác giả của bào thai ấy. Giuse gặp phải một sự khác thường là trường hợp cô Maria đã có thai trong khi hai người chưa có quan hệ vợ chồng.

Trước khi được truyền tin, Giuse thấy tình trạng Maria đã có thai có lẽ Giuse cũng nghĩ xấu về Maria, cho rằng Maria đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông nào đó. Giuse không chấp nhận sự kiện này. Ai mà lại đi “đổ vỏ cho người ăn ốc!” Ai mà chuốc cảnh trớ trêu vào thân cho vừa mang tai tiếng vừa cực thân!

Thế nhưng nơi Giuse thực sự khác. Ông là người công chính. Ông không hành xử như bao người đàn ông khác là đi tố cáo người bạn đời không chung thủy của mình. Vì là công chính Giuse không hành xử theo luật để cho Maria bị ném đá cho chết. Đây là điều Giuse muốn tránh. Thay vào đó, Giuse tìm giải pháp êm đẹp nhất là định tâm bỏ Maria cách kín đáo. Như thế một đàng Giuse rút lui không nhận trách nhiệm không thuộc về mình, đàng khác đó là cách tôn trọng Maria.

Sau khi được sứ thần loan báo đứa con do Maria cưu mang là do bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse đã bỏ ý định ban đầu và làm theo ý Chúa là bằng lòng đón nhận bào thai, làm cha nuôi Đức Giêsu. Giuse làm điều đó là tham gia vào công trình của Thiên Chúa. Sự đón nhận này quả là một điều vô cùng to lớn trên phương diện tự nhiên cũng như trên phương diện đức tin. Đây là một sự bỏ mình và tuân phục tuyệt đối. Hệ quả kéo theo là Giuse không tự quyết trên cuộc đời của mình mà để Chúa dùng theo ý Chúa. Cụ thể là làm cha nuôi Đức Giêsu, làm cho Đức Giêsu trở thành người con hợp pháp.

  1. Cho Đức Giêsu trở thành người con hợp pháp

Bản gia phả Đức Giêsu theo thánh Matthêu kể: ông A sinh ông B, ông B sinh ông C… nhưng tới ông Giuse thì kể: “Ông Giacop sinh ông Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu, cũng gọi là Đấng Kitô.” Bản gia phả không kể rằng: Ông Giuse sinh Đức Giêsu. Một đàng bản gia phả cho thấy Giuse không phải là cha ruột của Giêsu, nhưng đàng khác cũng cho thấy Giuse là người cha hợp pháp. Vậy Giuse nhận Giêsu làm con mình là Giuse cho Đức Giêsu trở thành một người con có cha có mẹ như bao người khác, có một gia phả và thuộc dòng tộc Đavit. Điều này làm cho lời loan báo của ngôn sứ Giêrêmia được ứng nghiệm: “Này ta sẽ làm nảy sinh cho nhà Đavit một chồi non chính trực. Vị vua lên ngôi trị vì sẽ là người khôn ngoan tài giỏi; trong xứ sở vua sẽ thi hành điều chính trực công minh.”

Sự kiện Giuse đặt tên cho con, dù theo lệnh sứ thần truyền, thì Giuse vẫn là người chính thức đặt tên cho con là Giêsu. Việc đặt tên nói lên quyền của người đặt tên trên người được đặt tên. Quyền đó là quyền làm cha. Như thế Giuse đã minh nhiên nhận Đức Giêsu làm con mình, cho Giêsu gia nhập vào một gia đình có cha có mẹ, có một gia tộc.

Như thế Đức Giêsu đi vào trần gian một cách đặc biệt, không là kết qủa của quan hệ vợ chồng. Nhưng qua Giuse, trong tư cách là cha nuôi, Giuse đã cho Đức Giêsu hội nhập vào một gia đình, thuộc dòng tộc Đavit và có bản tính loài người.

  1. Làm cho bản tính loài người của Đức Giêsu được dễ hiểu hơn

Đức Giêsu là Thiên Chúa và khi Người nhập thể vào trần gian Người vừa là Thiên Chúa vừa là loài người. Đây là đề tài từ lâu đã có nhiều ý kiến trái chiều. Từ đó sinh ra những lạc giáo như Ariô, Nestôriô, Eutyches. Trước tình hình đó nhiều công đồng được triệu tập. Đặc biệt công đồng Chalcêđônia năm 451 xác định Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người.

Thánh Phaolô trong thư Philipphê xác định: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa” (Pl 2,6). Đức Giêsu là Thiên Chúa điều này dễ hiểu đối với chúng ta. Còn nếu nói Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể làm người có lẽ khó hiểu hơn. Mặc dù vậy, chúng ta nhìn vào việc Thiên Chúa thực hiện khi cho Đức Giêsu nhập thể làm người, trong đó có vai trò của Giuse, thì quả thật Giuse đã làm một việc rất to lớn và đặc biệt là cho bản tính loài người của Đức Giêsu được dễ hiễu, dễ đón nhận hơn.

Trong mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu, nếu chúng ta chiêm ngắm công trình Thiên Chúa thực hiện qua Giuse thì chúng ta không thể quên cảm tạ thánh Giuse đã cộng tác với Chúa để làm những điều vô cùng to lớn. Đồng thời cũng cảm tạ thánh Giuse vì nhờ ngài mà chúng ta hiểu hơn mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật XIII, Thường Niên, Năm A, Mt 10,37-42: Theo Đạo là bỏ cha mẹ?

Chúa nhật XIII, Thường niên, Năm A, Mt 10,37-42 THEO...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh nên thánh giữa đời thường

    Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ CÁC THÁNH NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Hội thánh long trọng kính...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh là người được ánh sáng Chúa chiếu qua

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) CÁC THÁNH LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ÁNH SÁNG CHÚA CHIẾU QUA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các thánh...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS      Chuyện kể rằng: Ngày kia một em bé được đi viếng một nhà thờ...

Chúa Nhật XXX TN, B, Mc 10,46-52: Đức tin làm nên phép lạ

    ĐỨC TIN LÀM NÊN PHÉP LẠ (Mc 10,46-52) M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên       Khi ước mong một điều gì đó người ta luôn...

Chúa Nhật XXX Thường Niên B (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin cho con nhìn thấy

Chúa Nhật XXX Thường Niên B  (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin Cho Con Nhìn Thấy Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh sử Máccô kể...