Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ

(Mt 16,24-28)

M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước

Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm môn đệ của Người: “Nếu ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Ta”. Điều kiện mà Chúa Giêsu đưa ra là có thể thực hiện được. Đó là ba điều kiện sau: bỏ mình, vác thập giá mình và đi theo Đức Giêsu.

Điều kiện thứ nhất là bỏ mình. Cái mình, cái tôi là cái bản ngã độc đáo và duy nhất của mỗi người. Theo triết gia Levinas, cái tôi là cái được tha nhân dạy dỗ và tạo nên. Vì thế tha nhân là thầy của tôi. Theo John Paul Sartre, tha nhân lại làm tha hóa cái tôi và tha nhân là chó sói. Theo Nietzsche, cái tôi muốn lớn lên, hùng mạnh và cường tráng thì Thiên Chúa phải chết đi. Từ đó, chúng ta thấy có cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực. Vậy Chúa Giêsu muốn chúng ta bỏ cái tôi nào? Thưa đó là cái tôi ích kỷ chỉ biết vun vén cho bản thân và xem tha nhân là chó sói, đó là cái tôi tự tôn mình làm thần thánh bằng cách loại bỏ Thiên Chúa và cho Thiên Chúa chết. Bỏ mình là bỏ cái tôi đó để đi đến với tha nhân, để nhìn thấy tha nhân là món quà và để thấy được sự nhỏ bé của bản thân trước sự vô biên của Thiên Chúa. Trong thực tế, chúng ta thường vun vén cho bản thân nhiều hơn. Chúng ta còn tìm kiếm, chạy đua với công nghệ và thời đại để sắm sửa những thứ đời mới, nhiều chức năng mới, độc lạ và hợp xu thế. Cha Minh Tuyển khi giảng cho anh em tĩnh tâm đợt hai có nói: ngày nay, chúng ta sắm sửa cho bản thân không phải vì “cần” mà là vì “thích”. Vì thế, cái gì chúng ta thích thì chúng ta khó mà chia sẻ hay cho người khác mượn. Cái cần giúp chúng ta gần Chúa và gần nhau. Còn cái thích làm chúng ta nhích xa Chúa và xa nhau. Bên cạnh đó, cái làm nên giá trị và ý nghĩa cho mỗi chọn lựa của chúng ta không phải là cái chúng ta từ bỏ mà là cái chúng ta có được sau từ bỏ. Chúng ta từ bỏ cái tạm bợ để được cái vĩnh cửu. Chúng ta từ bỏ cái thế gian xô bồ để được đức Kitô. Như thánh Phaolô đã nói: Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đã chấp nhận mất hết, và tôi coi tất cả như rác rưởi, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người (Pl 3,7-9).

Điều kiện thứ hai là vác thập giá mình. Rất rõ ràng và dứt khoát, Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy vác thập giá của mình chứ không phải của người khác vì chỉ có bản thân từng người mới biết thập giá của mình là gì. Tuy nhiên, chúng ta thường nghĩ rằng thập giá của tôi thì luôn nặng, còn thập giá của người khác thì lúc nào cũng nhẹ nhàng. Vì thế, chúng ta thường bớt thập giá của mình để chất lên thêm thập giá cho người khác. Nếu sức khỏe bình thường mà chúng ta làm thinh trong lúc tham dự giờ kinh, lần chuỗi Mân côi và Thánh lễ, nếu chúng ta lấy đồ chung để làm đẹp cho căn phòng riêng của mình, nếu chúng ta đi làm muộn và về sớm, nếu chúng ta làm việc chỉ với 50% tài lực còn anh em phải gồng mình làm với 100% sức lực…vv. thì chúng ta đang để thập giá của mình cho người khác vác. Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vác thập giá mình thì không phải là Ngài đòi hỏi vác một cái gì lớn lao nhưng là chu toàn bổn phận hằng ngày với nhiệt huyết, hăng say và yêu mến.

Điều kiện thứ ba là đi theo. Cách đây không lâu, thầy Thích Minh Tuệ đã trở nên nổi tiếng và là một hiện tượng mạng xã hội với lượt xem và lượt tìm kiếm kỷ lục. Từ đó, không ít người đã ôm nồi cơm điện đi theo thầy. Nhiều ông chồng còn trộm nồi cơm điện của vợ để lỡ vợ có la thì xuống tóc và ôm nồi cơm đi ngay. (Không biết trong thời gian đó, nhà bếp của đan viện có mất cái nồi cơm điện nào không?). Mặt khác, chúng ta thấy một sự thật rằng: sau khi thầy Minh Tuệ bị cho đi ẩn tu, những người đi theo thầy bị tan rã và dần dần người ta cũng lãng quên. Đúng là đánh chủ chiên thì đàn chiên sẽ tan tác. Tại sao những người đi theo thầy Minh Tuệ lại bị tan tác? Thưa vì họ đi theo thầy vì thán phục hơn là vì mục đích tối hậu của cuộc đời. Còn với Chúa Giêsu, chúng ta đi theo Ngài không những vì thán phục và còn vì mục đích tối hậu là ơn cứu độ đời đời. Chúng ta thán phục vì Chúa Giêsu là một vì Thiên Chúa toàn năng, toàn thiện và toàn tri nhưng đã tự hủy mình ra không mặc lấy thân nô lệ sống như người trần thế. Không dừng lại ở đó, ngài còn chấp nhận sinh ra và lớn lên trong cảnh khó nghèo, chết nhục nhã trên thánh giá và chịu cảnh cô quạnh trong mồ đá. Thánh giá mà Ngài vác không phải là bổn phận của kiếp nhân sinh nhưng là sức nặng của tội tình của nhân loại. Chúng ta đi theo Ngài vì Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Giêsu không những dẫn đưa chúng ta đến cùng đích tối hậu của cuộc đời mà chính Ngài đã là cùng đích tối hậu của chúng ta. Ngày nay, chúng ta không còn bước theo Đức Kitô Giêsu Nazareth nữa nhưng là bước theo Đức Kitô phục sinh ở trong Kinh Thánh, trong giáo huấn của Giáo Hội, tu luật, hiến pháp, thói lệ và những đòi hỏi của người môn đệ Đức Kitô.

Nói tóm lại, khi chúng ta bỏ mình và vác thập giá mình cũng lúc chúng ta đang xây cái bệ để phóng mình theo Chúa Giêsu. Chúng ta phóng mình cao bao nhiêu, xa tầm nào là phụ thuộc vào việc chúng ta xây cái bệ phóng ấy vững vàng và to như thế nào. Bên cạnh đó, để tên lửa phóng đi bay xa và trúng đích, người ta cũng cần tới nhiên liệu đốt cháy và sự điều hướng của ra đa. Vì thế, chúng ta cũng cần đến sự hướng dẫn và nhiên liệu là ân sủng của Chúa Thánh Thần đốt lên trong chúng ta cái lửa tu từng ngày. Nhiều khi bệ phóng đời tu của chúng ta chưa vững vàng và sai hướng thì dần dần với sự kiên trì, Chúa Thánh Thần sẽ điều chỉnh lại.

 Xin được kết thúc bài suy niệm với bài thơ:

Bệ phóng đời tu – cùng đích Giêsu

Đời tu – lý tưởng tuyệt vời

Trở nên đồng dạng Chúa Trời Ngôi Hai

Nhưng mà được thế mấy ai

Nhiều khi bệ phóng đã sai thuở đầu.

Đi tu để thỏa nhu cầu

Để mong thoát cảnh lo sầu vợ con

Và đây bản tính vẫn còn

Bao nhiêu yếu đuối, mỏng dòn cưu mang.

Đi tu gia thế họ hàng

Tự hào vì có một chàng đi tu

Còn vui vinh dự phù du

Tìm trong danh vọng mịt mù đắn đo.

Nhưng đừng vì thế âu lo

Bởi chưng Chúa sẽ đưa đò đời ta

Dẫu cho bão táp mưa sa

Mái chèo rẽ sóng tựa đà Thiên ân

Thánh Thần ngọn gió ân cần

Cánh buồm nương nhẹ tới gần Giesu

Ngài là cùng đích đời tu

Bên Cha hằng trị thiên thu rạng ngời .

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Cuộc Sống Đời Đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Cuộc Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...