Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

 

TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH

(Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a) 

M. Bosco, PS

     Chuyện kể rằng: Ngày kia một em bé được đi viếng một nhà thờ cổ kính. Em bé cứ dán mắt vào những bức chân dung các vị thánh được trình bày bằng kính màu. Em ngây ngất trước vẻ đẹp các chân dung ấy mà không biết họ là ai. Lúc ấy, một người lớn nói cho em biết đó là các thánh. Về nhà, em khoe với mẹ rằng em đã biết ai là một vị thánh. Em nói: “Vị thánh là một người mà ánh sáng chiếu xuyên qua.”

    Câu nói này gợi cho chúng ta để tâm suy nghĩ đến hai điều: Thứ nhất là gương các thánh. Thứ hai là tại sao các thánh lại là bức gương cho chúng ta soi?

  1. Gương các thánh

     Các thánh là những tấm gương. Tuy nhiên, đã có những lúc các ngài là gương mù, chúng ta không nên bắt chước. Ví dụ như tính nhát đảm của thánh Phêrô. Phêrô không dám nhận mình là môn đệ Đức Giêsu khi Thầy mình bị xét xử tại dinh thượng tế Caipha. Phêrô đã ba lần chối Chúa (x. Ga 18,22-27). Tính nhát đảm của Phêrô là một gương mù.

     Trường hợp khác là Augustinô. Đã có thời Augustinô sống trong buông thả, trụy lạc, ăn chơi trác táng. Nhất là Augustinô “an lòng” về tội lỗi của mình khi theo thuyết Manicheo, một giáo thuyết chủ trương điều tốt lành do thần lành, còn điều tội lỗi xấu xa do thần dữ. Như thế là Augustinô an tâm không chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình. Do đó ngài phạm tội thì đổ trách nhiệm cho thần dữ. Cách sống này là một gương mù. 

     Chúng ta có thể nói rằng, trừ Đức Maria là Đấng vô nhiễm, thánh Giuse được ca ngợi là người công chính, còn tất cả các thánh ít nhiều là những con người tội lỗi. Khi ở trần gian, các ngài vẫn có những yếu đuối, giới hạn như bao người. Tuy nhiên, họ có điểm khác là từ những con người tội lỗi họ được biến đổi trở thành những vị thánh.

     Phêrô nhận ra lỗi lầm của mình và đã thống hối ăn năn, và bù vào đó là yêu mến Chúa nhiều hơn. Bằng chứng là khi Chúa sống lại và hiện ra với ông, ông xác định lòng mến của mình trước mặt Đức Giêsu: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy” (x. Ga 21,15-17). Lòng mến này đã thay thế sự nhút nhát bằng sự hăng say đi loan báo Tin Mừng. Lịch sử cuộc đời Phêrô đã xoay chiều và biến Phêrô thành một tấm gương sáng.

     Augustinô tuy có một quá khứ tội lỗi đến nỗi mẹ ngài là bà Mônica phải khóc hết nước mắt. Nhưng một khi đã trổi dậy làm lại cuộc đời thì trang sử đời Augustinô bừng sáng. Một người bạn của ngài đã ca ngợi: “Augustinô là một người rất nhân bản, dễ thương và giàu lòng bác ái, tận tụy phục vụ cộng đoàn.” Đúng vậy, sau khi trở lại và nhất là trong chức vụ một linh mục, rồi một giám mục, thánh nhân đã nhiệt thành với Nước Chúa, tận tụy phục vụ đoàn chiên được giao phó. Đây quả là một tấm gương sáng.

     Phêrô và Augustinô như hai vị thánh tiêu biểu trong bao vị thánh khác. Họ là “những tội nhân có một tương lai.” Vậy do đâu mà các thánh là những bức gương cho người thế soi?

  1. Lý do các thánh là bức gương sáng

     Trước khi là thánh, các ngài là những con người thuộc dòng giống Ađam. Nghĩa là các ngài mang thân phận yếu đuối, tội lỗi. Nhưng nhờ ơn Chúa, các ngài nhận ra những sai trái của mình mà sám hối, biến đổi cuộc đời.

     Chúng ta biết các bức gương không tự phát sáng được. Nó chỉ sáng khi có ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào. Giống như mặt trăng không thể chiếu sáng nếu không có ánh sáng mặt trời chiếu vào nó. Cũng vậy, các thánh là tấm gương sáng bởi các ngài đã nhận được ánh sáng từ Đấng là Ánh Sáng và phản chiếu ánh sáng đó ra chung quanh.

     Khi ở trần gian, các thánh không phải là những siêu nhân mà là những con người bình thường như bao người khác. Có điều là họ được Chúa tuyển chọn và biến đổi. Còn phía họ, họ đón nhận tác động của Chúa trên cuộc đời họ, nhờ đó họ phản ánh hình ảnh Thiên Chúa nơi họ.

     Đã hẳn, chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng Thánh, còn con người được nên thánh nhờ được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Với hơn 40.000 vị thánh được Giáo Hội tôn phong, cùng biết bao vị thánh khác chưa được tôn phong, cuộc đời các ngài được coi như những tấm gương phản chiếu sự thánh thiện, tốt lành của Thiên Chúa.

     Do đó, mừng lễ các thánh không có nghĩa là chúng ta tôn thờ các thánh, mà là tôn vinh Thiên Chúa, Đấng đã cho các thánh được tham dự vào tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa. Mừng lễ các thánh, chúng ta cũng mong ước nên thánh. Điều này thật chính đáng và chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta biết mở lòng để cho ơn Chúa tác động và biến đổi mình.

     Có lẽ ngày hôm nay trên thiên đàng là một ngày đại lễ vì có cả hàng triệu triệu vị thánh hân hoan tưng bừng. Họ là “Một đoàn người rất đông không tài nào đến nỗi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.” Và trong Giáo Hội lữ hành cũng là một ngày đại lễ kính tất cả các thánh. Ở đây chỉ nhắc tới thánh Phêrô và thánh Augustinô như là những tấm gương sáng điển hình cho chúng ta noi gương bắt chước sao cho mình cũng trở thành thánh. Điều này không có quá đáng vì như thánh Augustinô đã từng nói: “Ông nọ bà kia nên thánh được, còn tôi tại sao không?”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Hai mẫu gương quảng đại

CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY NĂM B HAI MẪU...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh nên thánh giữa đời thường

    Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ CÁC THÁNH NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Hội thánh long trọng kính...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh là người được ánh sáng Chúa chiếu qua

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) CÁC THÁNH LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ÁNH SÁNG CHÚA CHIẾU QUA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các thánh...

Chúa Nhật XXX TN, B, Mc 10,46-52: Đức tin làm nên phép lạ

    ĐỨC TIN LÀM NÊN PHÉP LẠ (Mc 10,46-52) M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên       Khi ước mong một điều gì đó người ta luôn...

Chúa Nhật XXX Thường Niên B (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin cho con nhìn thấy

Chúa Nhật XXX Thường Niên B  (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin Cho Con Nhìn Thấy Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh sử Máccô kể...

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền giáo bằng tình yêu thương

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền Giáo Bằng Tình Yêu Thương Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày Giáo Hội...