Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai thập niên trước, Đức Giêsu lên mười hai tuổi cùng với song thân là Đức Maria và thánh Giuse  cùng với đoàn hành hương chầu lễ. Xong kỳ lễ, song thân trở về cùng đoàn lữ hành, còn Ngài ở lại thánh điện, ngồi giữa các kinh sư đối thoại với các vị một cách khôn ngoan thông thái, khiến các vị đều kinh ngạc và thán phục. Sau ba ngày, song thân gặp lại Ngài đang ở Thánh điện. Và Ngài nói: “Thế cha mẹ không biết là con còn có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49).

Cũng chính mục đích đó mà hôm nay, Ngài cùng các môn đệ và đông đảo quần chúng tiến về Giêrusalem trong hân hoan reo hò! Dân chúng đã đồng thanh tuyên dương Ngài là Đấng Thiên Sai, là vua dân Do thái, là con vua Đa vít, nhân danh Thiên Chúa mà đến! và Đức Giêsu đã tiến thẳng Thánh Điện Thiên Chúa để tỏ rõ vương quyền của Ngài là hoàn toàn phụng sự Chúa Cha, hầu bảo đảm một nền Phụng tự xứng đáng với Thiên Chúa. Vì vậy Ngài cần phải thanh tẩy Thánh Điện và đặt lại Phụng tự qua việc xua đuổi những người buôn bán nơi Nhà Cha. Đó là bối cảnh và nội dung của đoạn Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay mà chúng ta cùng nhau suy niệm.

Suy niệm:

Vừa tiến vào Nhà Cha, Đức Giêsu thực hiện uy quyền của Ngài nơi đây là: Ngài thành tẩy nơi cư ngụ như các ngôn sứ đã loan báo (Ml 3, 1-4); và dạy cho dân chúng biết cách phụng thờ Chúa cho xứng đáng; đồng thời, việc Ngài xua đuổi những người buôn bán nơi đền thờ có thể được hiểu theo những ý nghĩa như sau:

Đức Giêsu tỏ bày uy quyền Thiên sai của mình bằng cách cải tổ việc tế tự trong Thánh điện cho thích hợp qua việc thanh tẩy Thánh Điện.

Phản đối việc mua bán một cách bất kính nơi phụng thờ khi Ngài nói với họ: “Đã có lời chép rằng “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt bọn cướp” (Lc 19, 46).

Đức Giêsu đã dẫn chứng sách Isaia 56, 7. Trong đoạn văn, ngôn sứ đã khiển trách người Do thái về tinh thần cục bộ của họ. Chính Thiên Chúa can thiệp để mở rộng Nhà của Ngài cho cả những người bị loại trừ, những người ngoại bang, những người bé mọn: “Bởi vì Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân”. Đó đúng là ơn gọi phổ quát của Israel mà Đức Giêsu vừa nói lại: “Nhà Cầu Nguyện”.

“Thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp”.

Đức Giêsu dẫn chứng Giêrêmia 7, 11. Trong đoạn văn này, ngôn sứ đã khuyến cáo người Do thái về bệnh hình thức của họ: Thiên Chúa không còn muốn các cử điệu thờ tự không phù hợp với những biến cố trong cuộc sống thường ngày như áp bức người yếu thế, trộm cướp, dối gian…Những điều đó Thiên Chúa không chịu nổi! và Đức Giêsu đến phục hồi việc tôn thờ đích thực đối với Thiên Chúa, phế bỏ việc tôn thờ tiền bạc đã dần dần ngự trị tại nơi này.

“Hằng ngày, Ngài giảng dạy trong đền thờ”.

Hằng ngày diễn tả một sự liên tục và thường xuyên, đồng thời cũng diễn tả một tinh thần bền vững trung kiên truyền giảng và lắng nghe Lời Chúa. Vì vậy, nền phụng tự Kitô giáo ngày nay dành cho Lời Chúa một tầm quan trọng lớn lao. Nên toàn bộ phần đầu của Thánh lễ là một “Huấn giáo” của Đức Giêsu. Chính Ngài khai mở kiểu phụng thờ mới, qua đó Lời Chúa vượt trên mọi nghi thức, ngay tại nơi mà các nghi thức vẫn được coi là ưu tiên. Với đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy trong Đền Thờ, Đức Giêsu không thi hành chức tư tế mà chỉ thực thi việc giảng dạy.

“Toàn dân say mê nghe Ngài giảng”

Trước khi đền thờ bị phá hủy, Ngài cần hoàn tất sứ vụ Đấng Thiên Sai giảng Lời tại đó. Và tại nơi đặc tuyển này, Ngài thực thi chức năng truyền giảng Tin Mừng. Việc thờ phượng đích thực mà Thiên Chúa chờ đợi nơi chúng ta đó là sự tuân phục Lời Người. “Các ngươi hãy nghe tiếng Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ la dân của Ta” (G r 7, 23). Tuy nhiên, việc phụng thờ không những được thực hiện trong đền thánh mà còn trong đời sống hằng ngày nữa.

“Các thượng tế và kinh sư cũng như các thân hào trong dân tìm cách giết Ngài, nhưng không biết phải làm sao”

Khi thanh tẩy đền thờ và đề xuất một nền phụng tự mới, Đức Giêsu đã trở nên kẻ thù của các vị hữu trách nơi đây là các Thượng tế, kinh sư cũng như thân hào trong dân. Tất nhiên họ chịu trách nhiệm trong vụ án giết chết Đức Giêsu vào những ngày lễ sắp tới (Lc 23, 13-35; 24, 20).

Trong tâm tình chờ đợi Chúa ngự đến trong vinh quang Ngày cánh chung. Chúng ta cùng nguyện xin Chúa ban ơn soi sáng biết luôn say mê, thấm nhuần và sống Lời Chúa, để trở thành những chứng nhân đích thực và hữu hiệu của Chúa trên đường dương thế, hầu được Ngài cho vào thánh điện Thiên Quốc muôn đời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...