Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

 

 

LỄ LÁ – VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ

M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy

Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay còn gọi là Tuần Thánh, với Chúa Nhật Lễ Lá. Các bài đọc trong Chúa Nhật hôm nay thật ý nghĩa khi đề cập đến tác động ơn thánh Chúa và uy quyền của Đức Kitô.

Bài đọc 1 trích từ sách Ngôn Sứ Isaia chương 50 từ câu 1 đến hết câu 7. Chỉ có bảy câu vắn gọn nhưng tác giả đã đúc kết bốn ý tưởng chính mà vị ngôn sứ  phải có:

Điểm thứ nhất: Lắng nghe Lời Chúa. Mỗi sáng Người đánh thức tôi; Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Có thể nói, yếu tố cần thiết mà vị ngôn sứ nào cũng cần phải có – đó là lắng nghe Lời Chúa. Thiên Chúa có thể nói với họ qua nhiều cách khác nhau. Ví dụ, qua những trận động đất, những vụ hỏa hoạn, bão lụt… Đó là những dấu chỉ được phát ra, vị ngôn sứ cần phải đọc lại chúng dưới khía cạnh của một người loan báo Tin Mừng. Muốn đọc đúng và hiểu đúng, cần phải cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa nói qua sự thúc đẩy của Thánh Thần.

Điểm thứ hai: Thiên Chúa mở tai lòng. Isaia thừa nhận: Thiên Chúa đã mở tai tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng rút lui. Đó là cách Thiên Chúa dùng để diễn đạt ý của Ngài. Khi tuyển chọn ai, Ngài ban cho họ ơn cần thiết để họ phục vụ Ngài. Ở đây, Isaia cảm nhận được Thiên Chúa mở tai lòng mình, tức là, ông thấy rõ ơn thánh Chúa tác động và làm cho ông cảm nhận được ơn trợ giúp của Chúa, nên ông có thể nói năng và hành động cách không ngoan, bởi đó, ông hoàn toàn thuận theo ý của Ngài.

Điểm thứ ba: Chịu đựng đau khổ và sỉ nhục. Thế nhưng, một khi làm theo ý Thiên Chúa thường sẽ đụng chạm đến quyền lợi cá nhân hay phe nhóm. Bởi đó, những lời rao giảng của các ngôn sứ có thể thức tỉnh và làm cho nhiều người ăn năn sám hối; đồng thời, đôi khi cũng gây nên sự thù hận với những ngươi khác. Vì thế, các ngôn sứ có nguy cơ bị bắt bớ, giam cầm hoặc sát hại.

Điểm thứ tư: Nhờ ơn Chúa, ông có thể chịu đựng tất cả. Những cực hình mà các ngôn sứ phải chịu, xét về khía cạnh thể lý, là quá sức chịu đựng của con người. Tuy nhiên, sở dĩ các vị chịu đựng được là do Thiên Chúa ban thêm sức mạnh tinh thần và thể xác, và như thế họ có thể can đảm chịu mọi cực hình trong hân hoan.

Với bốn yếu tố trên, Isaia đã phác họa hình ảnh Đức Ki-tô; Ngài là vị ngôn sứ Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ nhân loại. Như trong bài đọc 2 – thư gửi giáo đoàn Philipphê đã nêu rõ: Ngài đã hạ mình xuống làm người để cứu độ con người. Bởi đó hôm nay, Ngài đi vào cuộc khổ nạn là để hoàn tất chương trình cứu độ này. Do đó, trong bữa ăn tối, Ngài nói rõ với các môn đệ: Đây là bữa ăn cuối cùng. Thầy những khát khao mong mỏi ăn Lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến. Việc lên Jerusalem lần này là lần cuối. Trước khi hoàn tất sứ vụ cứu độ nhân loại và giã từ các môn đệ để về với Chúa Cha, Ngài đã dùng bữa ăn này để chia tay các môn đệ: Thầy sẽ không bao giờ ăn Lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Với lời tuyên bố này, Đức Giêsu bắt đầu chấm dứt hành trình rao giảng và loan báo Tin Mừng. Những tháng ngày Ngài cùng với các môn đệ rong ruổi trên khắp nẻo đường Galilê và các vùng lân cận đã khép lại. Giây phút này, thầy trò chuẩn bị giã từ nhau, về phương diện thể lý.

Mặc dù, sứ vụ loan báo Tin Mừng của Ngài kết thúc, nhưng Đức Giêsu không muốn hoàn toàn ly biệt các môn đệ. Do đó, Ngài đã lập ra bí tích Thánh Thể và chức linh mục để ở lại với thế gian: Trong bữa ăn tối, Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. Sau đó Ngài cầm chén rượu và nói: Chén này là Giao Ước mới lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. Với cử chỉ này, Chúa Giêsu đã thiết lập nên thánh lễ và chức linh mục để Ngài ở lại với chúng ta.

Việc thiết lập bí tích Thánh Thể và chức linh mục là sáng kiến của Thiên Chúa, trước khi đi vào cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh. Có thể nói, Thánh lễ là một mầu nhiệm, bởi vì Đức Kitô không còn hiện diện thể lý với chúng ta nữa, nhưng Ngài hiện diện cách vô hình với Hội Thánh và toàn thể nhân loại ngang qua Thánh Lễ và bí tích Thánh Thể. Bởi đó, bữa ăn cuối cùng trong Bữa Tiệc Ly hôm nay mang ý nghĩa nhiệm mầu cách đặc biệt. Bởi vì, từ nay Ngài không còn ăn uống với các ông nữa, Ngài sẽ giã từ các ông, về với Chúa Cha, như Ngài đã tuyên bố: Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi triều đại Thiên Chúa đến (Lc 22,18).

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta hằng ngày biết sốt sắng, siêng năng đọc và suy niệm Lời Chúa. Xin Ngài mở tai và trí lòng để ta hiểu Lời Chúa và cố gắng sống Lời Chúa dạy, để mỗi ngày mỗi tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai?

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay đặt trước...

Chúa Nhật XV TN, C, Lc 10,25-37: Hành động tình yêu

  HÀNH ĐỘNG TÌNH YÊU (x. Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37) Trường Kha, Phước Lý Tình yêu là một phạm trù cao cả, thiêng liêng mà bất...

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C (Lc 10, 25 – 37): Dừng lại để yêu thương

LÝ DO ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI                                ...

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã...

Lễ thánh Biển Đức: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA Mt 19,27-30 M.Nicolas (VP) Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ kính Thánh Biển Đức. Giáo hội cho...

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...