Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN C: LÒNG BIẾT ƠN

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN C

2V 5,14-17; Tm 2,8-13; Lc 17,11-19

Lòng Biết Ơn

Đan viện Phước Hải

Là người Việt Nam, không ai lại không biết những câu như thế này:
“Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…
Đó là những câu ca dao tục ngữ giản dị, ngắn gọn nói về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một trong những đức tính căn bản cần thiết của con người. Đã sinh ra làm người thì không ai lại không thọ ơn ai đó, con cái thọ ơn cha mẹ, trò thọ ơn thầy, thọ tạo thọ ơn Tạo Hóa… Tuy nhiên, người ta thọ ơn nhiều nhất chính là Thiên Chúa, bởi không có gì ta có được mà không bởi Thiên Chúa ngay cả sự sống của ta, sự hiện hữu của ta ở đời này … tất cả đều là hồng ân nhưng không từ Thiên Chúa.
Bài đọc I (2V 5,14-17) nói về lòng biết ơn của ông Naaman, tướng chỉ huy quân đội của vua nước Aram, khi ông này nghe lời ngôn sứ Êlisa đi tắm bảy lần trong sông Giođan thì được khỏi bệnh cùi (x. 2V,14). Nếu ông này cứ giữ dáng vẻ oai phong, trịnh thượng của một bậc vương tướng, không nghe lời vị ngôn sứ thì chắc chắn ông không thể khỏi bệnh được. Nhưng vì ông đã hạ mình, nghe lời của các tôi tớ “Cha ơi, giả như ngôn sứ bảo cha làm một điều gì khó, chẳng lẽ cha lại không làm? Phương chi ngôn sứ chỉ nói: Ông hãy đi tắm, thì sẽ được sạch!” Vậy ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Gio-đan, theo lời người của Thiên Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt một trẻ nhỏ. Ông đã được sạch.” (2V 5,13b-14). Ông đã thi hành một việc vô cùng đơn giản và khó tin… Và rồi phép lạ đã xảy ra cho ai có lòng khiêm tốn, biết hạ mình để vâng nghe những người có vẻ thấp kém hơn mình về địa vị trong xã hội. Ông đã làm gì sau khi thọ ơn vị ngôn sứ? Có phải là cuốn gói cho nhanh để cao chạy xa bay về nước mình để ăn mừng cùng với thần dân của mình không? Thưa không! Ông đem cái gì là quí giá nhất mà ông gọi là “món quà của tôi tớ ngài” để biếu vị ngôn sứ (x. 2V,15).
Khi đã thọ ơn ai đó, thì mình cảm thấy bản thân bé nhỏ và thấp kém trước vị ân nhân của mình, nhất là một vị đại ân nhân của cuộc đời mình, người đã có công thay đổi vận mệnh bi đát của mình. Ta cũng nhận ra điều này nơi người cùi xứ Samari, khi nhận ra mình được sạch, anh đã quay lại “sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn” (Lc 17,16a). Như vậy, chính  lòng biết ơn làm cho con người trở nên khiêm tốn, ý thức được sự nhỏ bé, mỏng dòn và bất lực của mình, biết mình cần đến người khác giúp đỡ. Lòng biết ơn giúp ta biết nhìn lại ơn mình đã nhận, để biết quay trở lại đền ơn đáp nghĩa người đã thi  ân cho ta. Và người của Thiên Chúa đã đáp lại thế nào: “Có Đức Chúa hằng sống là Đấng tôi phụng sự, tôi thề sẽ không nhận gì cả.” (2V 5,16a). Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy chưng hửng trước thái độ của vị ngôn sứ. Tại sao ngài lại không nhận món quà từ lòng biết ơn của vị tướng nước Aram, chắc chắn món quà phải là thứ gì rất quí giá tương xứng với địa vị của chủ nhân món quà. Nhất là khi “ông Naaman nài ép ông nhận, nhưng ông vẫn từ chối.” (2V 5,16b) Ngôn sứ không có óc thực dụng như chúng ta. Sở dĩ ngài không nhận quà vì ý thức rõ điều phi thường này không bởi do ngài, mà đến từ Thiên Chúa quyền năng là Đấng ngài phụng sự, ngài chỉ là công cụ thay mặt cho Thiên Chúa thôi. Đó là một hành động khôn ngoan và khiêm tốn, vì khiêm tốn là biết nhìn nhận sự thật về mình, biết mình là ai, đứng ở chỗ nào. Hơn nữa, điều này còn phản ánh một chân lý sâu xa rằng, một khi đã được tiếp xúc, cảm nghiệm được Đấng toàn năng vĩ đại thì con người thấy mình cũng chỉ là một thọ tạo bé nhỏ vô dụng chẳng khác gì giọt nước trước đại dương; và một khi đã có kinh nghiệm về cái vô biên thì tất cả những gì có vẻ giá trị, quý giá trong những cái giới hạn này cũng trở nên vô giá trị như lời thánh Phaolô tông đồ: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô” (Pl 3,8).
Cảm kích trước sự khiêm tốn và vô vị lợi của ngôn sứ, Naaman đã tìm được đức tin: “Tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa.” (2V 5,17b) Ở đây ta nhận ra một phương thế truyền giáo hữu hiệu, truyền giáo không phải là đi khắp nơi rêu rao, nài ép người khác gia nhập đạo của mình, nhưng đôi khi chỉ là cách ta sống đức tin của mình như thế nào để có thể thu phục lòng người một cách tự nhiên nhất mà không hề có bất cứ hình thức áp đặt tư tưởng nào, vì “hữu xạ tự nhiên hương” thôi.
Chúng ta đang nói tới đức tin như hiệu quả của lòng biết ơn, từ chỗ nhận ra ơn mình đã lãnh nhận, con người đáp trả bằng hành động đức tin. Lòng biết ơn là một đức tính rất cần thiết và nền tảng, nhưng không phải ai cũng có được. Ta hãy xem trình thuật của thánh Luca trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã chữa lành cả thảy mười người mắc bệnh phong, trong đó chỉ có một người ngoại giáo biết ơn và quay trở lại để cám ơn Người còn chín người Do Thái là những người đã có nền tảng đức tin trước đó thì lại biệt tăm. Đức Giêsu đã phải chua xót mà thốt lên: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,17-18). Tỉ lệ 1/10 đâu phải là con số lớn. Thật tội nghiệp cho Thiên Chúa, Ngài chỉ biết thi ân giáng phúc và làm tất cả vì tình yêu, còn con người thì lại quá bội bạc và vô ơn.
Có một yếu tố quan trọng cần thiết để có lòng biết ơn, đó là phải có khả năng “nhớ”, khả năng đọc lại lịch sử cuộc đời, nhạy bén nhận ra những gì mình có được, đạt được, những gì mình được nhận lãnh đều là một ân huệ chứ không phải là sự hiển nhiên, điều này đã được thánh Phaolô nhắc tới trong thư thứ hai ngài gởi cho ông Timôthê của bài đọc 2 thánh lễ hôm nay: “Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít, như tôi vẫn nói trong tin mừng tôi loan báo.” (2Tm 2,8). Tại sao lại phải nhớ đến Đức Giêsu? Bởi chính Ngài là Đấng đã từ trời cao hạ mình xuống trần để đem Tin Mừng cứu độ đến cho mọi người. Từ chỗ biết ơn về đức tin mình nhận lãnh, con người có bổn phận đáp trả nó bằng việc loan báo Tin Mừng cho người khác cũng được như mình, bất chấp những khó khăn thử thách gặp phải: “Tôi cam chịu mọi sự để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời.” (2 Tm 2,10)
Tóm lại, lòng biết ơn là một đức tính căn bản, nền tảng, quan trọng của con người trong cuộc sống. Nó đóng vai trò nền tảng cho đức tin và mọi tương quan giữa Thiên Chúa – con người, con người với nhau và con người với vạn vật. Nếu thiếu lòng biết ơn thì cũng chẳng có đức tin, chẳng có tình yêu, chẳng còn giá trị nào tốt đẹp nữa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh Mân Côi – Lời kinh hòa bình

KINH MÂN CÔI LÀ LỜI KINH HÒA BÌNH   Bùi Lễ...

LỊCH SỬ HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA (2003)

https://www.youtube.com/watch?v=u7BqiacduKk&t=3s

PHƯỚC THIÊN MỪNG LỄ TUYÊN KHẤN SƠ KHỞI 01.11.2015

https://www.youtube.com/watch?v=qY4jb7Ay9C8

PHƯỚC THIÊN MỪNG LỄ TUYÊN KHẤN SƠ KHỞI NGÀY 30.10.2014

HỒNG ÂN TUYÊN KHẤN SƠ KHỞI VIDEO https://www.youtube.com/watch?v=Z6wu2v3o5oU

SUY TƯ VỚI CHỊ THÁNH TÊRÊSA

SUY TƯ VỚI CHỊ THÁNH TÊRÊSA Từ thuở thơ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...