Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

CN II PS – Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa (P. Grégoire Phan, CSNQ)

CN II PS – Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa

 

ẨN NÁU TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

 

P. Grégoire Phan, CSNQ

Trong cuộc sống, người ta luôn muốn tìm một nơi ẩn náu để dung thân, để được an toàn và không bị tận diệt trong lúc cấp bách. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa truyền cho Josue lập các thành ẩn náu để cho kẻ ngộ sát có thể trốn vào (x.Ds 35, 6-12); còn người cố ý phạm tội sẽ bị tận diệt. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn là nơi náu ẩn của chúng ta trong lúc gian nguy. Để vì tình yêu, Thiên Chúa dành cho chúng ta cơ hội hoán cải, cơ hội làm mới lại cuộc đời.

Trong ngày Lễ Lòng Chúa thương xót Chúa, chúng ta cùng nhau ca ngợi lòng từ ái của Ngài và Chúa mời chúng ta diễn tả lòng thương xót Chúa trong đời sống chúng ta.

1. Ẩn náu trong sợ hãi

Bài Tin Mừng trình bày các tông đồ và môn đệ sợ hãi trú ẩn trong ngôi nhà cửa đóng then cài. Sau biến cố Tử Nạn của Chúa Giêsu, các tông đồ thì hoang mang, sợ hãi, rúng động, chán trường và thất vọng. Tâm lý các ông bất ổn vì một biến cố quá lớn đã xảy ra trong đời. Cũng có thể các ông sợ hãi vì cái chết làm liên luỵ tới các ông.

Tin Mừng diễn tả về việc các tông đồ khoá cửa lại, nhưng lại cho thấy một hình ảnh các ông khoá cửa lòng mình lại. Sợ đến mức không dám mở ra trong các tương quan. Sự sợ hãi đến nỗi Thomas không dám tin vào điều mà các tông đồ kể lại; nói thật cũng không tin. Cũng có thể Thomas không phải là những người vội tin. Có lẽ lúc đó ông xác tín vào điều gì khác hơn sự sống lại. Tuy nhiên, khi gặp được Chúa Kitô Phục Sinh, Thomas đã tin Đức Giêsu là Đấng Kitô, như trong bài đọc II:  “Ai tin vào Đức Kitô, kẻ ấy được Thiên Chúa sinh ra”.  Niềm xác tín: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thomas là được sinh ra trong Đức tin.

Thật vậy, tâm thế sợ hãi và khép kín là tình trạng của các tông đồ khi đối diện biến cố tử nạn của Chúa Giêsu. Tâm thế ấy không được Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện và trao bình an, sẽ vĩnh viễn khoá mình lại trong các mối tương quan với tha nhân. Khi không tin vào Đức Kitô với niềm xác tín, cũng sẽ chẳng được sinh lại trong Đấng Phục Sinh.

2. Ẩn náu trong trái tim của xót thương

Trong Hồi Giáo, mặc dù ý tưởng về lòng thương xót của Thiên Chúa rất khác biệt với chúng ta, nhưng họ nhấn mạnh nhiều đến lòng thương xót của Đấng Allah. Nơi thiên thứ (chương, sourates) 114 của kinh Coran bắt đầu bởi những ý tưởng: “Nhân danh Đấng Allah, Đấng hoàn toàn xót thương và rất xót thương”. Những tư tưởng này thường xuyên xuất hiện trong kinh Coran.

Trong tiếng Pháp, hạn từ « Miséricorde » và « miséricordieux » hay trong tiếng Anh (Mercy of God), diễn tả về lòng thương xót của Thiên Chúa. Đặc biệt hạn từ « Misericordia » trong tiếng La tinh được tạo thành bởi hai từ nguyên : Miseria et cor/cordis nghĩa là sự khốn cùng và con tim. Còn trong tiếng Do Thái là “rahamim”, có nghĩa là lòng dạ rung cảm trước cảnh khốn cùng. Như vậy, lòng thương xót là đặt con tim vào sự khốn cùng của người khác .

Nơi bài đọc thứ I, sách Công Vụ Tông Đồ trình bày về một mẫu hình lý tưởng về một cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi: Có chung của cải, có chung gia sản đức tin và có chung thao thức chia sẻ. Đó là một cộng đoàn rung động trước sự khốn cùng của kẻ khác. Khi nói đến chuyện chia sẻ, có lẽ chúng ta luôn nghĩ đến chuyện có vật chất để sẻ chia. Tuy nhiên, phải là một cộng đoàn có trong tình trạng giàu có về lòng thương cảm mới đủ nhìn ra nỗi khốn cùng của tha nhân, để chia sẻ một cách thực sự và không  bị vinh quang thế tục làm méo mó hình ảnh sẻ chia của mình. Vì lòng thương xót không phải là sự đổi trác theo kiểu cho đi vật chất để đổi lấy vinh quang. Nếu không đó chỉ là sự phô trương và tính ích kỷ được ẩn dấu dưới hình thức khác.

Trong thánh lễ bằng tiếng latinh: Ca đoàn thường hát điệp khúc bằng tiếng Hy Lạp : Kyrie éleison. Chúng ta lặp đi lặp lại với lời kêu xin lòng thương xót của Chúa không ngừng nghỉ. Tình thương của chúng ta cũng phải diễn tả nơi tha nhân không ngơi nghỉ. Vì Thiên Chúa không biết mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta. Bởi chính Ngài là Đấng hào phóng, kiên nhẫn đối với những ai lầm đường, lạc hướng trong hành trình đức tin. 

Vì vậy, náu ẩn trong lòng thương xót Chúa, chúng ta hoàn toàn được biến đổi, được Phục Sinh vì đã được lòng thương cảm của Thiên Chúa chuyển hoá thành một con người mang trong mình con tim rung động của Thiên Chúa.

3. Nơi ẩn náu cho tha nhân về lòng thương xót

Khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng của Ngài.  Vì tha thứ không phải là công nhận những việc xấu của người khác làm là tốt. Tha thứ không phải là khích lệ người khác tiếp tục làm điều xấu, tiếp tục những lỗi lầm. Không phải vậy ! Thiên Chúa không bao giờ tán thưởng tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài chỉ cho chúng ta thấy sự thiện hào và sự ân cần của Ngài đối với người tội lỗi. Trong Tin Mừng, Chúa đã đến nhà ông Zakeu, một người thu thuế đã lạm dụng chức quyền để làm giàu (Lc 19, 1-10). Chúa đến với Zakeu để ông không còn lạm dụng, không còn ích kỷ, không còn tham lam. Đó là tình trạng Phục Sinh Zakeu, cũng như Phục Sinh chúng ta thoát khỏi con người cũ.

 Đức giáo hoàng Phanxico chỉ cho chúng ta thấy : đối với lòng thương xót Chúa, chúng ta phải là người táo bạo và phải trực tiếp bãi bỏ điều xấu dưới tất cả các thể thức ích kỉ của nhân loại và những bộ mặt làm méo mó Giáo Hội. Nếu không hiểu rõ con đường của lòng thương xót, không có được niềm xác tín chắc chắn vào Thiên Chúa như Thomas, chúng ta có nguy cơ trở thành người ích kỷ, tham lam thế chỗ người giàu, hơn là làm hoán cải họ.

Đức hồng y Walter Kasper diễn tả rằng: chỉ cần một chút lòng thương xót thôi, thế giới này sẽ ít đi giá lạnh và được công bằng hơn. Muốn được vậy, chúng ta được mời gọi không ngừng nghỉ thực thi các huấn lệnh Chúa các mối phúc.

Như vậy, con đường phục sinh của chúng ta vẫn cứ đóng lại, nếu chúng ta đóng lại niềm xác tín vào Đấng Phục Sinh. Cuộc sống của chúng ta vẫn còn những sợ hãi bởi những ràng buộc có điều kiện của việc tìm thăng tiến cá nhân, niềm xác tín vào Chúa Kitô phục sinh vẫn là điều mờ ảo trong lối trình bày đức tin của chúng ta. Ước mong đời sống chúng ta thực sự là khí cụ của lòng thương xót Chúa cho anh em và cho thế giới hôm nay. Amen.

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...