Thứ năm, 5 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật IV PS, Năm A, Ga 10,1-10: Cửa đóng và cửa mở

CỬA ĐÓNG VÀ CỬA MỞ

(Ga 10,1-10)

CN IV Phục Sinh, năm A

M. Bosco – PS

      Đức Giêsu có lần tự ví mình là người mục tử (x. Ga 10,11.14). Rồi cũng chính Đức Giêsu lại ví mình là cửa ràn chiên như Tin Mừng hôm nay nói tới. Thực ra thì cửa ràn chiên và người mục tử là một. Vì ràn chiên của người du mục ngày xưa chỉ là một cái ràn tạm bợ để nhốt chiên tạm thời ít tháng rồi lùa chiên đi tới vùng khác. Bởi vì ràn chiên chỉ được làm tạm bợ nên người ta không làm cửa chắc chắn. Gọi là cửa mà đúng hơn chỉ là một khoảng trống, một lối đi. Chính người chăn chiên hay người giữ chiên ban đêm nằm ngay lối đi đó để canh giữ chiên. Bởi vậy, có khi Đức Giêsu nói “Tôi là mục tử”, rồi có khi Chúa nói “Tôi là cửa ràn chiên” mà không mâu thuẫn nhau. Ở đây chúng ta chỉ dừng lại ở “cửa ràn chiên” để tìm hiểu về công dụng đóng và mở của ràn chiên. Vậy cửa đóng và cửa mở ấy có liên hệ gì đến chiên?

  1. Cửa đóng là cửa bảo vệ chiên

     Có lẽ ai cũng biết con chiên là con vật tương đối yếu ớt và ít khả năng tự vệ. Chính vì thế mà chúng là mồi ngon của thú dữ và sói rừng.

     Vì có nguy cơ bị thú rừng ăn thịt nên chiên cần được bảo vệ, nhất là ban đêm. Người ta bảo vệ chiên an toàn bằng cách nhốt chiên trong chuồng và đóng cửa lại. Như vậy cửa đóng là dấu hiệu của sự an toàn, bảo đảm được bảo vệ.

    Nhưng có những con chiên khi chiều về không muốn vào chuồng vì thích chạy nhảy ở bên ngoài. Những chiên đó đâu có hiểu sau những giây phút vui thích ngắn ngủi, bóng đêm sẽ ập tới, thú dữ sẽ vồ xé chiên.

    Có những con chiên đang ở trong chuồng lại muốn ra ngoài vì cảm thấy rằng ở bên trong cửa sao tù túng gò bó quá, không chạy nhảy được, không hóng gió được. Những chiên đó tưởng rằng ngủ bên ngoài chuồng sẽ thoải mái hơn, có gió mát hơn. Những chiên đó đâu biết sức mình yếu không thể chống chọi lại với thời tiết lạnh ban đêm nhất là không thể chống chọi với thú dữ.

    Giáo Hội được ví như ràn chiên. Ai muốn gia nhập Giáo Hội phải đi qua cửa mang tên Giêsu. Như ràn chiên được làm bằng những hàng rào và có cửa đóng để bảo vệ chiên, Giáo Hội cũng có những luật lệ để bảo vệ con cái mình. Luật lệ là phương thế cần để bảo vệ cho sự sống và lợi ích của con cái Giáo Hội, như ràn chiên cần có cửa đóng vậy.

    Nhưng rồi cũng có những người cảm thấy luật lệ là những sợi dây xích cột họ lại, làm cho họ bị gò bó. Họ cho rằng nếu Giáo Hội bỏ bớt luật này luật kia, cuộc đời người Kitô hữu sẽ thoải mái hơn. Họ cho rằng luật không được phá thai, không được ly dị, không được ngoại tình là những thứ luật cổ hũ. Họ cho rằng đi tu mà cứ phải hy sinh khổ chế là làm con người không phát triển được. Họ cho là hy sinh thì thiệt thòi, là dại dột, dù hy sinh cho gia đình, hy sinh cho cộng đoàn. Tiếc thay họ không biết cho rằng để có hạnh phúc thật cần phải trả giá bằng những hy sinh. Tiếc thay họ không hiểu rằng hạnh phúc thật không phải là những thứ đồ rẻ tiền, không cần hy sinh cũng có được. Muốn có hạnh phúc thật cần phải đổi, cần phải trả giá xứng đáng. Hạnh phúc càng lớn càng phải đổi bằng giá cao.

     Lời Chúa hôm nay gợi cho chúng ta thấy rằng những người đã qua cửa Giêsu và vào Giáo Hội thì hãy can đảm chấp nhận bỏ lại đàng sau những gì là dễ dại thoải mái theo tính tự nhiên. Bỏ lại đàng sau những gì là hấp dẫn chóng qua của xã hội tục hóa, của nền văn minh sự chết; bỏ lại đàng sau những sự quyến rũ của vật chất, danh dự; bỏ lại đàng sau cái sở thích ăn chơi, hưởng thụ. Vì biết rằng phải bỏ những thứ đó mới thật sự ở trong Giáo Hội là nơi an toàn và là nơi đưa tới hạnh phúc đích thực. Cánh cửa Giêsu bảo đảm cho chúng ta điều đó.

  Cửa ràn chiên có lúc đóng để bảo vệ chiên, thì cũng có lúc mở để nuôi dưỡng chiên.

  1. Cửa mở là cửa nuôi dưỡng chiên

     Mỗi sáng cửa ràn chiên được mở ra, người mục tử dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, đến suối mát. Chiên được thảnh thơi tung tăng dưới ánh mặt trời. Thế là chiên có những điều kiện thuận tiện cho sự phát triển và lớn lên.

      Có điều kỳ diệu là cửa ràn chiên mang tên Giêsu là cái cửa luôn đi với chiên. Hay nói cách khác: Đức Giêsu vừa là cửa, vừa là mục tử nhân lành. Tâm tình người mục tử này đối với chiên được tác giả Thánh vịnh 22 mô tả thật hay: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.”

      Người mục tử và cửa Giêsu ấy đã mở ra cho sự sống và sự phong phú. Ai qua cửa Giêsu thì nhận được sự sống của Người nhờ Lời Chúa và các bí tích. Như chiên được chăn nuôi trong đồng cỏ xanh tươi, đời sống tâm linh của người Kitô hữu được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các bí tích, cách riêng là bí tích Thánh thể.

    Nếu chiên thích thú được ăn trong đồng cỏ xanh, thì người Kitô hữu chúng ta cũng cần mong ước thiết tha được nuôi dưỡng bằng hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh thể.

      Đức Giêsu là cửa dẫn vào Giáo Hội và cũng là cửa duy nhất đưa tới ơn cứu độ. Cửa này hơi hẹp đó! Ai muốn đi qua phải chấp nhận bỏ lại đàng sau những gì làm cho con người của mình bị cản trở không đi qua cửa hẹp được. Nghĩa là bỏ lại đàng sau những gì nguy hại tới sự sống linh hồn của mình. Muốn đi qua cửa Giêsu là cửa hẹp phải chấp nhận trả giá, chấp nhận đánh đổi để được hạnh phúc thật. Chúng ta chấp nhận bởi vì biết ở trong cửa hay ở trong Giêsu thì còn gì bảo đảm hạnh phúc cho bằng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...