Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM

Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Đôi Nét Lịch Sử:

Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm, mừng ngày 08-12 là một trong các lễ trọng Kính Đức Mẹ, vì đó là đặc ân cao cả Đức Mẹ được gìn giữ khỏi tội Nguyên Tổ ngay từ lúc bẩm thai trong lòng mẹ để Mẹ xứng đáng làm Mẹ Thiên Chúa.

Ngày 17-09-1439, Công Đồng Balê đã tuyên bố: Giáo lý về Đức Maria được ơn đặc biệt không hề vướng mắc tội Nguyên Tổ là giáo lý đức tin hợp với Phụng vụ của Giáo Hội, hợp với Đức Tin Công Giáo, với lý trí chân chính và Kinh Thánh”.

Ngày 08-12- 1854, tại đền thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên tín Tín Điều Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm qua thông điệp “Ineffabilis” (Khôn Tả) buộc mọi tín hữu phải tin: “Rất Thánh Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm, được Thiên Chúa toàn năng và nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ban cho ơn phúc đặc biệt là ngay từ khi bẩm thai đã được gìn giữ khỏi hết mọi bợn nhơ tội Nguyên Tổ. Đó là Tín Điều đã được Thiên Chúa mặc khải, và vì thế buộc mọi tín hữu phải tin vững vàng và mãi mãi” (Thông Điệp Ineffabilis 08-12-1854).

Công Đồng Vaticanô II (ngày 21-11-1964) xác nhận điều ấy như sau: Trong hai đặc ân Vô Nhiễm và Lên Trời đã được tuyên tín: “Đức Trinh Nữ Maria được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội Nguyên Tổ và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm đã được lên trời hưởng vinh quang cả hồn và xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ” (LG 59).

Ngày 25-03-1858, ngày Lễ Truyền Tin, Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadeta tại hang đá  Lộ Đức, tay chắp trước ngực và ngước mắt lên trời, Người tự xưng: Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, như thể xác nhận Tín Điều Đức Piô IX đã tuyên bố trước đó bốn năm.

Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm là lễ kính Đức Mẹ đầu tiên trong Năm Phụng Vụ, lại nằm trong Mùa Vọng là mùa được gọi là thời kỳ đặc biệt với việc tôn sùng Mẹ Thiên Chúa (x Marialis Cultus). Giây phút Đức Maria bẩm thai là khởi đầu ơn Cứu Độ thực hiện, là bình minh của kỷ nguyên “Ánh Sáng muôn dân” là mặt trời Công Chính-Đức Giêsu- là bông hoa đầu mùa của ơn cứu độ, bông hoa tinh tuyền ngát hương làm vui cả Thiên Đàng và hy vọng của trần gian.

Đức Maria tiếp nhận sự sống tự nhiên trong lòng thân mẫu như mọi đứa con loài người, nhưng vì Người đã được tiền định làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên Thiên Chúa đã cho người Bẩm Thai trong ân sủng tràn đầy và không mắc vết nhơ như tội Nguyên Tổ.

Thánh Công đồng Vaticanô II cũng nói: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời (GL 61). Được gìn giữ tinh sạch khỏi vết tội Nguyên Tổ (GL 59). Đặc ân này đã được mặc khải qua Lời Kinh Thánh: “Một mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa con cái Bà và dòng dõi ngươi. Con Bà sẽ đạp giập đầu ngươi (Ipsa conteret caput tuum) và lời Tổng Thiên Sứ Gabriel: “Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28).

Nội dung Lời Chúa hôm nay với Tin Mừng thánh Luca 1, 26-38 tường thuật việc Truyền Tin Ngôi Lời Nhập Thể làm người, được trao cho tổng thiên sứ Gabriel đến với một trinh nữ tên là Maria ở một làng hẻo lánh nhất xứ Galilê, tên là Nazaret. Tổng Thiên Sứ vào nhà Trinh Nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. Nghe lời ấy bà rất bối rối và tự hỏi lời chào ấy có ý nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa! Đồng thời truyền đạt hai sứ điệp với hai câu trả lời:

Sứ điệp thứ nhất: “Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên cho con trẻ là Giêsu”.

Ý chính của sứ điệp này là: Xin Đức Trinh Nữ cộng tác vào việc cho Ngôi Lời Nhập Thể làm người trong lòng Trinh Nữ. Hiểu ý “sứ thần bảo mình sẽ làm mẹ, làm Mẹ Đấng Cứu Thế, tuy là chức cao quyền trọng, nhưng trinh nữ đã khấn đồng trinh, muốn thuộc trọn về Chúa, nên thắc mắc về điều đồng trinh mà làm mẹ thế nào, vậy câu trả lời đặt ra là:

“Việc ấy xảy ra thế nào được? Vì tôi không biết việc vợ chồng”. Bà muốn biết ý Thiên Chúa như thế nào trong việc làm mẹ mà còn đồng trinh? Vì biết Thiên Chúa là Đấng toàn năng sẽ giải quyết cho mình, bà tin vào lời sứ thần và tin vào quyền phép Chúa. Câu trả lời này tuy chưa đúng ý sứ thần là muốn cho Maria đồng ý làm Mẹ Đấng Cứu Thế, cũng có lý do đích đáng, nên được lệnh phải giải đáp thắc mắc cho bà, sứ thần của Chúa liền truyền đạt.

Sứ điệp thứ hai: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”.

Rõ ràng Thiên Chúa can thiệp cách đặc biệt cho mình thụ thai không bởi Giuse mà bởi phép Chúa Thánh Thần và quyền năng Thiên Chúa, và thụ thai sinh con mà vẫn đồng trinh, vì Con Người sinh ra là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa. Như lời ngôn sứ Isaia đã nói: “Này đây trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, đặt tên là Emmanuel” (Is 7, 14), “vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được”.

Cả thiên đàng cũng như khắp cả người thế và vũ trụ như nín thở chờ đợi câu trả lời của Đức Maria! “Bấy giờ bà Maria nói: Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Cả triều thần Thiên Quốc và cả toàn thể nhân loại đã thở phào vui sướng! Chốc ấy Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người và ở cùng chúng ta”.

Lời xin vâng của Đức Maria kèm theo lời “xin vâng của Ngôi Lời”: “Này con đến để thực thi thánh ý Cha”. Con Thiên Chúa trở thành con Đức Trinh Nữ khiêm hạ, nhận lấy hữu thể nhân loại bởi huyết thể trinh nữ. Đó là Đức Giêsu Kitô Thiên Chúa như Chúa Cha hằng hữu và là người con đầu lòng của Đức Trinh Nữ Maria, Ngài bắt đầu vào thời gian của lịch sử nhân loại (x Theotokas Cordiglia p. 159).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...