Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

SUY NIỆM LỜI CHÚA, CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM A, Con đường đi xuống và đi lên

Kết quả hình ảnh cho con duong duc giesu da di

  Con đường đi xuống và đi lên

Mt 26,14-27,66; Is 50,4-7; Pl 2,6-11

 

Bằng một bài thánh ca khá ngắn, Pl 2,6-11, thánh Phaolô đã mô tả tuyệt vời con đường của Đức Giêsu là con đường “đi xuống” rồi “đi lên”. Người đi xuống bằng cuộc nhập thể làm người, đón nhận thân phận con người và đi xuống tận cùng bằng cái chết trên thâp giá. Cũng chính từ cái chết vì vâng phục và khiêm hạ ấy, Đức Giêsu đi lên bằng sự phục sinh và được siêu tôn khiến mọi loài trên trời dưới đất phải mở miệng tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô là Chúa.” Con đường đi xuống ấy được thấy rõ trong cuộc thương khó và cái chết của Người. Cũng từ cái chết này con đường đi lên được biểu lộ. 

1. Đức Giêsu đi xuống

Khi vào trần gian Đức Giêsu chọn đi “con đường ngược”. Thay vì chọn sống trong vinh quang chết trong danh dự, Đức Giêsu đã chọn trút bỏ vinh quang của một vì Thiên Chúa để trở nên như người trần thế, sống như một người thợ mộc làng Nagiarét. Đức Giêsu không dừng lại ở đó, mà đi cho đến tận cùng của kiếp người, đón nhận hình khổ nặng nề nhất mà người Rôma xưa dành cho người nô lệ. Hình khổ ấy là đóng đinh vào thập giá.

Trong tiến trình đi xuống đậm màu sắc vâng phục và khiên hạ ấy, Đức Giêsu đã kinh qua những khổ hình mà dường như không có khổ hình nào trên trần gian đau đớn và tủi nhục hơn. Đức Giêsu chịu tủi nhục, cách riêng trong việc xét xử. Người đã từng tuyên bố mình là chân lý: “Chính Thầy là con đường, là sự thật….” (Ga 14,6), lại chịu xử án bởi một tòa đời bất công. Bất công bởi giới thượng tế và kinh sư thời bấy giờ nổi giận và oán thù đã khích động đám đông dân chúng hùa theo họ mà chống Đức Giêsu. Tổng trấn Philatô là người có quyền cao và nắm cán cân công lý trong việc xét xử, mà ông bị áp đảo, không dám can đảm xét xử theo công lý. Ông đã thoái thác trách nhiệm của mình bằng việc lấy nước rửa tay và nói: “Tôi vô can trong vụ đổ máu người này.” Đã vậy ông còn hèn nhát trao Đức Giêsu cho họ đánh đòn và đóng đinh vào thập giá.

Phía Đức Giêsu, Người không biện hộ cho mình, trước cuộc xét xử và tra tấn, Người như muốn để cho đối phương tự do hành xử. Ngôn sứ Isaia, trong bài đọc thứ nhất, đã mô tả hình ảnh người Tôi Trung và được áp dụng cho Đức Giêsu. Người là tôi tớ khiêm tốn, hiền lành như con chiên người ta đem đi sát tế. “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”

Hay như trong cuộc tra tấn xỉ nhục, đối phương mặc cho Chúa một áo đỏ, kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu, trao vào tay Đức Giêsu một cây gậy bằng sậy! Rồi họ quỳ xuống nhạo báng Đức Vua dân Do Thái. Trước cảnh xỉ nhục này, Đức Giêsu vẫn im tiếng. Người không lên tiếng chống trả không phải vì yếu thế mà vì Người tự nguyện đi đến tận con đường mà Chúa Cha muốn Người đi.

Dưới cái nhìn người đời, cuộc xét xử và kết án ấy là bất công. Thế nhưng Đức Giêsu đón nhận hết, chứng minh sự hiến thân trọn vẹn vì vâng phục Chúa Cha và yêu thương nhân loại. Chính vì vậy mà con đường Chúa đi không kết thúc với cái chết trên thập giá. Qủa thật, ngay trong con đường đi xuống đã khởi đầu cho con đường đi lên.

 2. Đức Giêsu đi lên

Trong thời gian Đức Giêsu rao giảng và làm phép lạ, nhiều người muốn tôn Đức Giêsu làm vua, nhưng Người đã tìm cách lánh đi, vì chức vị vua mà dân chúng muốn ban tặng cho Đức Giêsu là vua trần thế. Còn khi Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem để hoàn tất công trình cứu độ của Người, thì Người để cho họ tôn vinh mình. Thánh sử Mathêu kể: “Một đám dân rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt cành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy ‘Hoan hô con Vua Đavit! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời’ ” (Mt 21,8-9). Lúc này Đức Giêsu để họ tung hô, nghĩa là Đức Giêsu muốn nói rằng mình là vua, một vị vua tình yêu, vua vĩnh cửu.

Hay như trong cuộc xử án Đức Giêsu, Philatô hỏi: “Ông là vua dân Do Thái sao?” Đức Giêsu trả lời: “Chính ngài đã nói đó.” Đức Giêsu nhận mình là vua. Vua ấy thế nào, lúc bấy giờ Philatô không hiểu được. Theo sự nhìn nhận của Philatô, một con người bị tố cáo là phạm thượng, gây rối trật tự xã hội không thể là một vị vua! Tuy nhiên, chính cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, khác với bất cứ tử tội nào, minh chứng cho biết Đức Giêsu là vua.

Sự việc lúc Chúa chết, thấy động đất và các sự việc lạ lùng xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa.” Những người tham gia trong việc giết Đức Giêsu mà xác nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì hẳn chính họ cũng tin Đức Giêsu là Đấng Hằng Hữu cùng với Chúa Cha. Nghĩa là Đức Giêsu chết mà không chấm kết một cuộc đời. Cái chết của Người là một khởi đầu mới trong tiến trình đi lên. Đi lên đến tột cùng là được Chúa cha siêu tôn và tặng ban danh hiệu trỗi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Con đường Đức Giêsu khi vào trần gian là con đường đi xuống và đi lên. Với cuộc rước lá mà Giáo Hội cử hành trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá như có ý nói: người Kitô hữu cầm cành là tham gia cuộc rước lá là muốn cùng với Đức Giêsu “đi xuống” để cùng được “đi lên” chia sẻ vinh quang phục sinh với Đức Giêsu. Nay đang sống ở trần gian là đang trên con đường đi xuống. Con đường này là đường tự hủy nhưng không mất luôn, trái lại có một kết quả đáng hy vọng đàng sau. Vì “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (thánh Phanxicô).

M. Bosco

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...