Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

 

Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria 

(Lc 2,41-51a)

M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp

Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Thánh Giuse, bạn trăm năm  Đức Trinh Nữ Maria và là Cha Nuôi Đức Giêsu. Nhân ngày lễ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cuộc đời và gương sáng của Thánh Giuse, để qua đó, mỗi người biết noi gương bắt chước thánh nhân, hầu sống xứng đáng là người con của Chúa.

Nói về cuộc đời thánh nhân, Ngài có nhiều nhân đức và gương sáng để chúng ta noi theo: Như đời sống đức tin, sự lao tác. Nhân đức khiêm nhường, thinh lặng âm thầm, và sự vâng lời tuyệt đối. Chúng ta có thể tóm kết trong ba nhân đức sau.

Trước hết, về đời sống âm thầm, tĩnh lặng của ngài, để chúng ta noi gương bắt chước.

Đọc Kinh Thánh, chúng ta nhận ra đời sống của thánh nhân rất đỗi âm thầm. Âm thầm đến độ trong toàn bộ Kinh Thánh không có một chỗ nào kể về việc phát ngôn của thánh Giuse. Nhưng nơi thánh Giuse, chúng ta khám phá ra ngài là một con người của hành động trong khiêm tốn và âm thầm.

Thật vậy, ngài âm thầm đón nhận lời sứ thần truyền tin trong mộng. Âm thầm thi hành cách triệt để. Làm gia trưởng một gia đình nghèo khó, nghề nghiệp chẳng có gì nổi bật, xuất hiện trên trần gian chẳng ai nói tới. Ngày chết cũng chẳng được sử sách lưu truyền! Tuy mang trong mình dòng máu hoàng tộc Đavít, nhưng thời đại huy hoàng của đế vương không còn. Phải chăng, giờ đây, người ta chỉ còn biết đến dòng dõi chứ ít còn ai nghĩ đến vẻ uy nghi của thời hoàng kim… Vì thế, Giuse bấy giờ hoàn toàn là người bình dân với cái nghề rất đỗi bình thường để kiếm miếng cơm manh áo cho mình và gia đình của ngài.

Mặc dầu, trong Tin Mừng không thấy thánh Giuse có một lời nói nào để lại cho hậu thế, nhưng cả cuộc đời, không một lúc nào, ngài rời xa gia đình cũng như vơi cạn tình yêu thương với Mẹ Maria và Đức Giêsu. Bí quyết của thánh Giuse trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình chính là niềm tin và lòng mến của ngài đặt để nơi Thiên Chúa thật tuyệt đối sắt son. Điều này đã làm cho ngài trở nên phi thường ngay trong thân phận bình thường là một bác thợ mộc làng quê Nazareth.

Vâng, những nét trên đây đã cho chúng ta thấy về một Giuse rất thầm lặng, sống chỉ để phục vụ, đối với ngài, làm nhiều nhưng ít nói. Thánh Cả Giuse đã kiềm chế được lời nói, chứng tỏ người hoàn toàn làm chủ được bản thân. Sự im lặng của người là sự im lặng của kẻ mạnh. Sự im lặng của người là sự im lặng của một đời sống nội tâm phong phú. Sự im lặng của người là sự im lặng hoạt động đem lại những kết quả tốt đẹp.

Còn đối với chúng ta thì sao? nhìn vào đời sống hằng ngày, chúng ta thấy rằng mình đã sai lỗi quá nhiều trong lời nói, với lời nói, chúng ta có thể vấp phạm bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, bất kỳ với ai và bất kỳ về vấn đề nào. Vì nói nhiều nên thường hay nói bậy và nói sai. Hơn thế nữa, nói nhiều thì cũng thường hay nói dại và nói ẩu khiến cho người khác phải buồn phiền, tình yêu thương bị sứt mẻ và sự cảm thông không còn nữa. Bởi đó, hãy thận trọng trong lời nói, bởi vì; Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Chúng ta hãy học cùng thánh Cả Giuse bài học yên lặng. Hãy biết yên lặng trong những giây phút căng thẳng và sóng gió, bởi vì nếu biết yên lặng đúng lúc, thì có thể chặn đứng được những sứt mẻ, những va chạm, những phiền toái, vì yên lặng là vàng, là thái độ khôn ngoan nhất của con người, và là phương thuốc chữa lành những tội lỗi xấu xa.

Kế đến, đó là sự vâng lời tuyệt đối của ngài.

Người luôn vâng lời Chúa, dù lệnh Chúa truyền nhiều khi khó chấp nhận

Phúc Âm đã kể lại ba lần Thiên Thần hiện ra trong giấc mộng để báo cho thánh Cả biết ý định của Thiên Chúa, và lần nào thánh cả cũng đã cúi đầu xin vâng mà không hề phản đối. Lần thứ nhất, thánh Cả đã xin vâng, đón nhận Maria về nhà làm bạn mình, dù đang phân vân và nghi ngờ. Lần thứ hai, thánh Cả đã xin vâng đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu lên đường trốn sang Ai Cập. Và lần thứ ba, thánh Cả đã xin vâng trở về Palestine, định cư tại Nagiarét. Cả ba lần, thánh Cả đều vâng lời mau mắn, không đặt vấn đề, không hỏi tại sao!

Còn chúng ta, trước những lệnh truyền của Chúa, của bề trên, ta có thái độ nào? Nếu ta không chối từ thì cũng uốn nắn theo ý riêng. Ít nhất cũng thắc mắc, giảm nhẹ. Nếu có vâng lời thì cũng ngần ngại, chậm trễ thi hành. Sự vâng lời tuyệt đối nói lên đức tin mãnh liệt vào Chúa. Vì hoàn toàn tin tưởng nên hoàn toàn phó thác. Vì hoàn toàn phó thác nên hoàn toàn vâng phục. Dù không hiểu, nhưng cứ dấn bước lên đường. Sự vâng lời tuyệt đối nói lên một lòng mến yêu tha thiết. Vì mến yêu tha thiết nên sẵn sàng làm bất cứ điều gì, cho dù không hiểu, cho dù khó khăn, thánh Cả Giuse có lòng tin tưởng tuyệt đối và lòng yêu mến tha thiết đối với Chúa, nên đã vâng Lời Chúa một cách tuyệt đối.

Sau cùng đó là sự khiêm nhường

Trong Tin Mừng, ta không bao giờ thấy người xuất hiện ở những nơi công khai được nhiều người biết đến. Trái lại, người luôn có mặt ở những nơi âm thầm, vắng lặng, người không làm những việc lớn lao trọng đại, nhưng chỉ chu toàn những bổn phận nhỏ bé thông thường. Một hình ảnh quen gặp là bức vẽ hoạ lại cảnh Thánh gia trốn sang Ai cập. Đức Mẹ bế Đức Giêsu ngồi trên lưng lừa, thánh Giuse đi bộ, dắt lừa âm thầm trong đêm tối. Chúng ta có cảm tưởng người đã tự nguyện hạ mình xuống để Chúa được tôn vinh. Người đã tự nguyện sống âm thầm để Chúa được nhận biết. Người đã tự nguyện lùi vào bóng tối để Chúa được xuất hiện trong ánh sáng. Người đã chấp nhận bị quên lãng để Chúa tôn vinh.

Còn chúng ta thì khác, hay làm ngược lại, khi làm việc gì cũng muốn phô trương bản thân cho người khác biết, thường tìm ý mình hơn là ý Chúa, mỗi khi gặp phải những việc trái ý, những khó khăn, những tai ương hoạn nạn, chúng ta thường kêu trách và xúc phạm đến Chúa, vì chúng ta cho rằng Chúa bất công.

Chúng ta hãy biết khiêm nhường, học hỏi những nhân đức nơi thánh Cả Giuse. Tuy là khó, nhưng đó là những đức tính rất cần thiết cho mọi người chúng ta.

Lạy Chúa, mỗi khi mừng lễ thánh Giuse, chúng ta hãy ngước nhìn lên ngài và khám phá ra những đức tính quý giá nơi thánh nhân, để như một bài học sống động cho đời sống đạo của mỗi người chúng ta. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai?

Chúa nhật XV Thường niên, Năm C (Lc 10, 25-37) Ai thân tôi? Tôi thân ai? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay đặt trước...

Chúa Nhật XV TN, C, Lc 10,25-37: Hành động tình yêu

  HÀNH ĐỘNG TÌNH YÊU (x. Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37) Trường Kha, Phước Lý Tình yêu là một phạm trù cao cả, thiêng liêng mà bất...

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C (Lc 10, 25 – 37): Dừng lại để yêu thương

LÝ DO ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI                                ...

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã...

Lễ thánh Biển Đức: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA Mt 19,27-30 M.Nicolas (VP) Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ kính Thánh Biển Đức. Giáo hội cho...

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ra vì yêu

Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu (Mt 11,25-30) Dom. Mai Đăng Minh, Thiên Phước Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Thánh Tâm Chúa...