Thứ tư, 13 Tháng mười một, 2024

Thứ 2 ngày 11 tháng 11, Tuần XXXII Thường Niên – Kính thánh Martino Giám Mục, Mt 25,31-40

 

KÍNH THÁNH MARTINÔ GIÁM MỤC

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Đôi nét tiểu sử

Thánh Martinô sinh khoảng năm 316 trong một gia đình ngoại giáo tại Sabaria miền Pannonia, nay thuộc nước Hungary. Năm 16 tuổi, Ngài du học tại Ý. Tuy là người ngoại, nhưng vì sống với các sinh viên Công giáo, nên Ngài tìm hiểu về Đức Giêsu và học hỏi giáo lý Công giáo. Không bao lâu sau Ngài được động viên nhập ngũ. Thời gian phục vụ quân ngũ, Ngài khao khát được trở thành Kitô hữu. Một ngày nọ trên đường đi công tác Ngài gặp một người nghèo khó rét run ăn xin bên vệ đường, Ngài đã cắt vạt áo choàng của mình cho người nghèo khó đó. Đêm ấy, trong giấc ngủ, Ngài thấy Đức Giêsu khoác mảnh áo choàng Ngài đã cho hồi chiều và nói với các thiên thần hầu cận: “Đây là mảnh áo choàng Martinô dự tòng đã cho ta”. Sau đó Ngài đã lãnh bí tích thánh tẩy. Khoảng năm 350 Ngài từ giã binh nghiệp và làm đồ đệ thánh Hilariô Giám mục thành Poitiers. Ngài lập đan viện Linguygê tại Pháp. Năm 372 Ngài được đặt làm Giám mục Giáo phận Tours và năm 397 Ngài đã qua đời tại Cadet trong sự luyến tiếc kính trọng của các giáo sĩ, đan sĩ và toàn thể mọi người.

Một điều đặc biệt đáng ghi nhớ là năm 350 khi lập dòng ở Montê Casinô, Thánh Biển Đức đã biến hai cái miếu của dân ngoại trên núi ngày thành điện thờ, một kính thánh Gioan Tẩy giả tiểu biểu cho đời sống khổ hạnh; và một kính thánh Martinô thành Tours tiêu biểu cho đời sống huynh đệ cộng đoàn.

Hôm nay Phụng vụ trích Tin Mừng theo thánh Mathêu 25, 31-40 trình bày cuộc phán xét chung: “Khi đó Đức Giêsu xuất hiện trong vinh quang như một vị vua thẩm phán có các thiên thần hầu cận. Các dân thiên hạ đều được tập hợp trước nhan Người để chịu phán xét, và Người tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê: chiên thì đứng bên phải Người còn dê thì ở bên trái”. Tiêu chuẩn mà vị vua thẩm phán ấy dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Người cho rằng: ai thể hiện tình yêu đối với Người, và họ sẽ được trọng thưởng vui hưởng sự sống muôn đời trong vương quốc của Người.

Suy niệm.

“Con Người đến trong vinh quang của Người có tất cả các thiên thần hầu cận và Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người”.

Thẩm phán: Ở đây, Đức Giêsu lấy lại tước hiệu Con Người mà Ngài đã sử dụng nhiều lần trong bài giảng về thời cánh chung (Mt 24, 3-27; 30.37). Kể từ ngôn sứ Daniel (7, 13) Con Người là nhân vật mầu nhiệm có nguồn gốc từ trời, mà sách khải huyền Do Thái (đặc biệt là sách Hê nóc) mô tả như vị thẩm phán của thời cánh chung.

“Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người và Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải và dê ở bên trái” (Mt 25, 32-33).

Thỉnh thoảng chúng ta nên nghĩ đến “ngày” này đặc biệt trong tháng cầu hồn. Mỗi một người chúng ta sẽ được đưa về với ngày đó rất nhanh. Lúc ấy, mọi sự vật dương thế sẽ có một tỷ lệ mới. Lạy Chúa, ngay từ bây giờ xin Chúa giúp chúng con phán đoán mọi sự việc theo quan điểm vĩnh cửu để phân biệt cái gì là không đáng kể và cái gì là quan trọng của cuộc sống đời này và đời sau.

Tập họp.

Các dân thiên hạ thật đông đảo đều hiện diện để chờ phán xét. Tất cả mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, mọi mầu da, tôn giáo hay vô thần, tất cả những người mà tôi yêu thích, mà tôi quen biết hay không, tất cả mọi người mà tôi có trách nhiệm…Tất cả đều hiện diện trước tôn nhan Đức Giêsu. Ngài là vị Mục tử, tước hiệu mà các ngôn sứ cũng đã dùng để nói về Đức Giavê (Ed 34, 11-22). “Bấy giờ Đức vua sẽ phán cùng những người bên phải rằng: “Nào những người Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các người từ thủa tạo thiên lập địa”. Ngài biết rõ ý định của Thiên Chúa từ thủa sáng tạo trời đất là: Thiên Chúa đã tạo dựng con người để một ngày kia ban cho con người vương quốc làm gia nghiệp. Nhưng sự phán xét dựa trên tiêu chuẩn nào?

Tiểu chuẩn.

“Vì xưa Ta đói, các người đã cho Ta ăn; Ta khát các người đã cho uống; Ta là khách lạ, các người đã tiếp rước; Ta trần truồng, các người đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Vậy chúng ta được phán xét chỉ dựa trên tình yêu, và chỉ dựa trên một việc yêu thương rất đơn giản: cho ăn, cho uống, tiếp rước, cho mặc, thăm viếng, chăm sóc. Như vậy các cử chỉ yêu thương khiêm hạ và chân thật có một giá trị vô cùng và vĩnh cửu. Còn danh sách những việc yêu thương mà Đức Giêsu kể ra thì không hạn chế. Đó là những gương mà chúng ta có thể kéo dài ra tùy cuộc sống mỗi người.

Sự ngạc nhiên của những người “được cứu” là một trong các yếu tố gây kinh ngạc nơi quang cảnh này. Theo Đức Giêsu không một ai trong số những người được Chúa Cha chúc phúc có thể nhận biết đích xác điều gì đã được diễn ra trong đời sống hằng ngày của họ: ý nghĩa sau cùng của các việc họ làm chỉ được tiết lộ vào giờ sau hết.

Như vậy cuộc phán xét cánh chung mà chúng ta tưởng tượng ở tương lai còn rất xa trong thời gian, thực ra lại là một biến cố thường xuyên: chính hôm nay là ngày phán xét! Thiên Chúa không cần phán xét con người, mà chính con người tự phán xét mình trong suốt cả cuộc đời.

Tiết lộ.

Thiên Chúa chỉ cần tiết lộ điều đã được “che giấu” trong mỗi ngày mà họ đang sống. Đời sống vĩnh cửu đã được bắt đầu. Vậy điều gì đã được “che giấu” và chưa được nhận thức?

“Đức vua sẽ đáp lại rằng:

“Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40). Điều được tiết lộ khó tin ấy chính là sự hiện diện của Đức Giêsu , khi toàn bộ lịch sử nhân loại sẽ hoàn tất, và để thu tóm toàn bộ lịch sử ấy, Đức Giêsu có thể nói về Ngài như thế trong vô số người nam, người nữ chỉ mình Ngài đã hiện hữu bằng sự hiện diện vô số và ẩn dấu: Ta đói, Ta khát, Ta là khách lạ, Ta đau yếu, Ta ở tù…

Như vậy, cuộc quang lâm sáng chói sau cùng của Đức Giêsu từ trên các tầng mây sẽ là bằng chứng cho một cuộc “ngự đến khác bí mật và ẩn dấu” nhưng thường xuyên và xảy ra qua những việc làm bác ái. Một cách rõ ràng và hiển nhiên sự hiện diện huy hoàng của Đức Giêsu trong ngày cánh chung sẽ nói rằng: Ngài không ngừng đến và không ngừng hiện diện trong mỗi người anh em đang cần đến chúng ta thể hiện yêu thương bác ái phục vụ.

Lạy Chúa, xin Ngài gìn giữ cho chúng con luôn tỉnh thức cho tới giờ Chúa ngự đến.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23, 33, 39-43, Tưởng Niệm Các Đan Sĩ Giữ Luật Biển Đức Đã Qua Đời

HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...

Thứ 7 Tuần XXXI Thường Niên – Ga 2,13-22 Kỷ niệm cung hiến đền thờ Latêranô

      KỶ NIỆM CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét lịch sử. Việc cung hiến Thánh đường cách trọng...

Thứ 6 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 16,1-8 Người quản gia bất lương

NGƯỜI QUẢN GIA BẤT LƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Một lần nữa, chỉ riêng thánh sử Luca tường thuật...

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm vui sống đạo

    Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm Vui Sống Ðạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong cuộc họp mặt “Niềm Vui Sống Ðạo”...

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI Lm. Gioan Lasan...