Thứ ba, 22 Tháng mười, 2024

Thứ 2 Tuần XXIX Thường Niên –  Lc 12,13-21 Chớ tham lam và cậy vào tiền của

CHỚ THAM LAM VÀ CẬY VÀO TIỀN CỦA

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Chúng ta đang sống trong một thế giới được mệnh danh là kinh tế thị trường và văn minh hưởng thụ. Bởi vậy, nhân loại chúng ta đều nằm trong vòng xoáy và bị thu hút bởi tiền bạc của cải vật chất. Nhưng của cải vật chất khác nào con dao hai lưỡi vừa có lợi vừa có hại.

Vì thế, Lời Chúa hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ mặt phải mặt trái của tiền bạc và của cải trần thế với nội dung:

Trước hết, vấn đề được Tin Mừng gợi lên: nhân việc hai anh em tranh giành gia tài và thỉnh cầu Chúa Giêsu phân xử.

Thứ đến: Dụ ngôn nói về người phú hộ “ngố” tưởng rằng tích lũy của cải thật nhiều là có thể bảo đảm cho cuộc sống đời mình được hạnh phúc bền lâu.

Sau cùng: Đức Giêsu nhận định về người phú hộ “ngố” đó: ông ta thật là ngu ngốc, vì đã cậy vào tiền bạc của cải vật chất thật mong manh, chẳng bền vững gì, để đảm bảo cho cuộc sống mình! Trái lại, người khôn là người biết dùng của cải không bền vững ở đời này mà làm việc lành phúc đức, để mua lấy của cải bền vững đời sau, ấy là làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Đó mới là bảo đảm chắc chắn thực sự cho đời sau. Dựa vào nội dung trên chúng ta cùng nhau suy niệm.

Bối cảnh:

Giữa đám đông quần chúng, một chàng thanh niên nọ từng được chứng kiến Đức Giêsu làm bao nhiêu kỳ công dấu lạ cùng với giáo lý cao siêu tuyệt diệu và những lời phúc đáp hay giải quyết vấn nạn thật khôn khéo thần kỳ, hợp lý hợp tình, khiến quần chúng hết sức ngưỡng mộ và thán phục tung hô! Và xưa nay cũng có nhiều người khi có chuyện tranh chấp thường nhờ đến các thầy Rabbi phân xử. Vì thế, anh đang ấm ức trong lòng trước sự bất công tranh chấp tài sản với người anh của mình, nên anh ta mạnh dạn tiến đến thỉnh cầu Đức Giêsu: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi” Đức Giêsu từ chối qua lời đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Đồng thời, Ngài cũng khuyến cáo: “anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ gian tham, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12, 13-15). Và để minh họa cho giáo lý của Ngài, Ngài nói với họ dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe:

Nội dung:

Người phú hộ “ngố” đã quá hả hê với những của cải vật chất đầy dư: kho này đến kho khác, bảo đảm cho một cuộc sống nhàn hạ, thư thái, tràn trề hạnh phúc “xả láng”. Nhưng bị Chúa trách là ngu dại! “Nội đêm nay ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của cải người tích trữ đó sẽ về tay ai? Và Chúa Giêsu kết luận: kẻ nào tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12, 21).

Phải chăng Chúa không muốn chúng ta có tiền có của? Phải chăng Chúa khuyên ta phải chạy trốn tiền của? Sống túng bẫn nghèo mạt? Thưa không, không bao giờ! Vì của cải vật chất trên đời này do đâu mà có? Há không phải do Chúa tạo dựng nên ư? Và Chúa đã tạo dựng nên chúng là để cho con người hưởng dùng. Nên không những Chúa không muốn con người phải đói khổ lầm than, mà Chúa còn muốn sao cho con người được của cải đầy dư, như Vịnh gia ca tụng Lời chúc phúc của Giavê Thiên Chúa:

“Khắp xứ sở đầy dư gạo thóc

Đỉnh non nao gợn sóng lúa vàng” (Tv 71).

Hoặc:

“Thăm trái đất mưa thuần Chúa rải

Cho của cải tràn trề sinh ra.

Vùng hoang địa cỏ hoa sinh nở

Cảnh núi đồi hớn hở xinh tươi!

Chiên bò gặm cỏ đồng xanh

Nương vàng sóng lúa lượn quanh dạt dào

Câu hò tiếng hát trổi cao”. (Tv 64).

Đã rõ Thiên Chúa muốn con người được giàu sang sung túc! Nhưng Chúa cũng biết tiền bạc vật chất tuy có khả năng đem lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái, nhưng cũng có thể khiến cho con người say mê tôn thờ nó mà quên hết mọi giá trị khác. Vì thế, Chúa mới nói: “Kẻ giàu có vào nước Trời khó biết bao! Khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim”. Nhưng tuy là khó thật, chứ không có nghĩa là những người giàu có không được vào Nước Trời. Trong Tin Mừng chúng ta thấy Chúa cũng đề cao những người giàu có, chẳng hạn như ông Giakêu, tuy giàu, nhưng khi ông gặp được Chúa, ông đã được hoán cải đổi đời, mà biết sử dụng của cải mình để làm việc nghĩa.

Như vậy, Lời Chúa hôm nay không đề cao tiền của, mà cũng không khinh rẻ chúng. Chúa chỉ muốn chúng ta cần lưu hý hai điều: Một là nhận định đúng giá trị tiền của. Hai là sử dụng đúng những tiền của mà Chúa đã ban cho. Vì thế, tiền của là một trong những ân huệ Chúa ban, là yếu tố khá quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Nên trong dụ ngôn này, Đức Giêsu không phê phán việc chúng ta tìm cái ta cần, mà phê phán lòng tham hơn mức ta cần. Chứng bệnh trầm trọng nhất của con người trong thời kinh tế thị trường và văn minh hưởng thụ này là con người không biết chừng nào là đủ! Có của không phải là tội, nhưng tham của thì thành tội, nên tiền của bạc vàng khác nào con dao hai lưỡi, nó có thể vừa giúp ta sống tốt hơn “phú quý sinh lễ nghĩa” mà cũng có thể làm cho ta thành xấu đi, vì luồn lách quanh co…Vả lại, tiền bạc của cải vật chất vốn là phù vân, không bền vững và nhất là khi chết ta không thể mang chúng theo mình.

Sau khi chúng ta nhận định đúng giá trị của cải trần thế và được Chúa dạy qua Tin Mừng hôm nay là phải sử dụng tiền của đời này để làm giàu cho đời sau: “Đem bố thí cho người nghèo khó, anh sẽ có một kho báu trên trời! Rồi đến theo tôi” (Mt 19, 21). Đó là hông ân thánh hiến của tất cả chúng ta: được làm con Chúa và bạn thiết của Ngài trong đời sống tu trì khi dấn thân bước theo Chúa Kitô và chỉ lấy Chúa làm phần gia nghiệp muôn đời của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12,35-38; Rm 5,12.15.17-21) Sống thành nhân để nên thánh nhân

Thứ Ba Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12,35-38; Rm 5,12.15.17-21) Sống Thành Nhân Để Nên Thánh Nhân Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Càng về cuối...

Thứ 7 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 12,8-12 Tuyên xưng đức tin

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...