Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ 4 Tuần II Mùa Vọng – Mt 11,28-30

TÔI CÓ LÒNG HIỀN HẬU VÀ  KHIÊM NHƯỜNG

Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Sau khi dâng lên Chúa Cha những lời cảm tạ tôn vinh và chúc tụng với tâm tình hiếu thảo khiêm nhu, Đức Giêsu ngỏ với “tất cả mọi người hèn mọn đang lầm than vất vả, gồng gánh nặng nề hãy đến với Ngài để được Ngài cho nghỉ ngơi bồi dưỡng, đồng thời hãy mang lấy ách của Ngài và hãy học với Ngài, vì Ngài có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Ách của tôi êm ái và gánh của tôi nhẹ nhàng”.

Xuyên qua đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu vỏn vẹn ba câu cuối cùng của chương 11, chúng ta nhận thấy có ba điểm nổi bật đó là:

Hãy mang lấy ách của tôi: vì ách tôi êm ái!

Hãy học cùng tôi: vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.

Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.

Ách:

Về phương diện canh tác, đặc biệt thời nông cụ còn thô sơ, thông thường dùng sức lao động bằng con người và súc vật. Cái “Ách” không lạ lùng gì đối với các bác nông dân, thường làm bạn với cái cày, cái cuốc, con trâu, con bò…Tuy nhiên “Ách” mà Đức Giêsu nói đây là gì? Thưa là luật của Ngài, luật yêu thương, luật bác ái và đã được khắc ghi trong Tin Mừng của Ngài. Như chúng ta đã rõ: Theo cách nói của người Do Thái: Mang ách của ai là học với người đó, làm đệ tử, làm môn đệ người đó; hay nói cách khác, là làm học trò người đó. Còn “Gánh” là ám chỉ Lề Luật. Tóm lại, Đức Giêsu kêu mời mọi người đang vất vả gồng gánh nặng nề hãy đến với Ngài để được Ngài cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.

Học cùng Ngài là gì?

Thưa: Là học Giáo Huấn của Ngài trong Tin Mừng và đón nhận luật của Ngài, tức là học gương hiền hậu và khiêm nhường, cùng đón nhận luật bác ái yêu thương của Ngài. Vậy thế nào là hiền lành? Nếu chúng ta nhìn vào bản Hy Lạp, Matthêu đã dùng từ praus: chữ này có nghĩa là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo cứng cỏi. Như thế “hiền lành” bao gồm tâm thế bên trong và một cách phản ứng bên ngoài:

Tâm thế bên trong: Là luôn êm ái hòa nhã, nghĩ về người khác thì nghĩ tốt, yêu thương, khoan dung, thông cảm, không thành kiến, biết phân biệt phải trái, sẵn sàng đối thoại, chấp nhận sửa sai và hoán cải, nếu có điều không phải.

Phản ứng bên ngoài: Tôn trọng, nhẹ nhàng, không thô bạo. Vậy Đức Giêsu hiền lành là: Trong lòng Ngài luôn yêu thương người khác, đặc biệt là những người khốn khổ hèn mọn. Không thành kiến đối với những người mà xã hội đương thời quen coi là xấu xa tội lỗi. Lời nói và hành động của Ngài luôn tỏa lan sự dịu dàng, nâng đỡ, khích lệ, ủi an. Ngài không nặng lời, lên án. Ngài chủ trương bất bạo động và sống bằng tình thương yêu, khoan hồng, tha thứ.

Thế nào là “khiêm nhường”: Cũng trong nguyên bản Hy Lạp, thánh Mathêu dùng chữ tapeinos: Từ này có nghĩa là chấp nhận “đứng thấp”, “ở dưới”, “bị hạ xuống” hoặc tự ý xuống thấp, ở dưới. Căn bản của khiêm nhường là biết mình “Là” thế nào, từ đó không muốn tỏ ra hơn cái “Là” ấy, và giả như người khác có coi mình kém hơn cái “Là” ấy thì mình cũng không màng tới. Điều quan trọng là sống thanh thản và thành thật đúng với cái “Là” của mình.      

Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng: Với nền văn minh khoa học thời đại hôm nay, nhiều nhu cầu con người được thỏa mãn, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhiều mệt mỏi, căng thẳng và những phức tạp của cuộc sống… Bởi vậy, có lẽ hơn bao giờ hết, con người thời nay khao khát được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Thế nhưng, dù các nhà khoa học kỹ thuật đã phát minh nhiều hình thức nghỉ ngơi, giải trí, thư giản khác nhau, nhưng hình như chúng không giúp người ta nghỉ ngơi thực sự, nhiều khi lại còn mệt mỏi hơn, căng thẳng hơn! Chính thánh Augustinô, qua kinh nghiệm cá nhân mình, đã khám phá ra rằng: chỉ có một sự nghỉ ngơi thực sự, đó là nghỉ ngơi trong Chúa. Nhưng thứ nghỉ ngơi đó là thế nào? Kinh Thánh có tường thuật: “Sau khi đã tạo dựng mọi sự trong sáu ngày, thì ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Như vậy, sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa không phải là nhờ không làm sự gì cả, mà là nhờ đã làm xong tất cả một cách tốt đẹp và hài hòa! Hay nói cách khác, sự nghỉ ngơi này không miễm trừ sự làm việc, không miễn trừ sự nhọc nhằn, mà là kết quả của sự làm việc và của nhọc nhằn. Chính vì thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu bảo: “Hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi…và tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

Để kết thúc bài suy niệm hôm nay chúng ta mượn câu chuyện “Đối Thoại” được kể trong “Flot me canthy” như sau:

“Hãy đến cùng Ta. Chúa bảo tôi như thế, nhưng tôi đáp lại:

Con không dám, vì con bất xứng.

Hãy đến cùng Ta! Chúa lặp lại. Tôi đáp lại: Con sợ!

Hãy đến cùng Ta! Nhưng con đâu có hẹn trước với Chúa.

Hãy đến cùng Ta! Hiện giờ con không rảnh!

Hãy đến cùng Ta! Tôi không còn lý do gì từ chối nữa.

Chúa nói tiếp: Con hãy đến…Hãy ngồi xuống…Hãy trút bỏ gánh nặng trên vai. Hãy ngồi dưới bóng cây mát mẻ của Cha. Hãy giải thoát bằng dòng nước trong lành của Cha. Ở bên Cha, con sẽ được nghỉ ngơi, sẽ thấy an bình. Tôi thưa: “Ách của Chúa thật là êm ái, gánh của Chúa thật nhẹ nhàng!”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...