Thứ Ba, 17 Tháng Chín, 2024

Thứ 5 Tuần I Thường Niên – Mc 1,40-45

 

ĐỨC GIÊ SU NÓI TÔI MUỐN ANH SẠCH ĐI

Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Người phong hủi là người thật đáng thương vì bị loại ra khỏi cộng đoàn xã hội lẫn tôn giáo. Trong sách Lêvi (Lv 13, 1-2; 45-46) quan niệm về bệnh phong cùi không giống quan niệm ngày nay. Tất cả những hiện tượng về da liễu đều xếp vào bệnh phong cùi cả. Người ta còn nghĩ rằng bệnh phong cùi hay lây nhiễm cho nên sách Lêvi buộc những người mắc bệnh ấy phải ở riêng cách ly ra khỏi cộng đồng gia đình xã hội.

Hơn nữa người ta còn nghĩ bệnh phong hủi có liên hệ đến tôn giáo. Theo quan niệm chung thì bệnh tật là hình phạt của tội lỗi và bệnh phong hủi là thứ bệnh nặng nhất, do đó họ coi người mắc bệnh phong đã phạm tội rất nặng, nên bị Chúa phạt. Người ta hết sức đề phòng bằng cách tố cáo cho mọi người phỉ nhổ người bệnh, không được tiếp xúc hay liên lạc với họ. Tóm lại, người Do Thái coi bệnh phong hủi là chứng bệnh nan y chỉ có Thiên Chúa mới chữa khỏi, chứng bệnh rất hay lây nhiễm, có liên hệ đến tội lỗi.

Vì vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay, người phong hủi nói với Đức Giêsu: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Điều này chứng tỏ anh tin rằng Đức Giêsu là người của Thiên Chúa. Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn anh sạch đi”. Lập tức, chứng phong hủi biến mất khỏi anh và anh được sạch. Đó là nội dung khái quát chúng ta cùng nhau suy niệm.

Suy niệm:

Có người bị phong hủi đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Chúng ta đang đứng trước một trong những nỗi đau khổ nhất của con người: Người phong hủi này đang chịu hai nỗi đau lớn một trật: thân xác thì mắc bệnh nan y nghiệt ngã, rồi lại bị mọi người cả những người thân quen ruồng bỏ, khinh khi, xa lánh, sống cô đơn, thiếu thốn, khốn khổ trăm chiều. Không những chẳng được giúp đỡ vật chất tinh thần mà còn bị người ta nghĩ là Thiên Chúa trừng phạt, hâu như tuyệt vọng! May thay, hôm nay được gặp Đấng Cứu Nhân Độ Thế chạnh lòng thương giơ tay ra cứu giúp chữa lành.

Việc xót thương: Marcô nhấn mạnh đến tác động xót thương. Đức Giêsu xúc động trước nỗi tuyệt vọng này. Ngài tỏ thái độ tế nhị, chia sẻ nỗi đau khổ của anh ta. Quả thực, Thiên Chúa của chúng ta không vô cảm và xa cách; trái lại Ngài dễ động lòng trắc ẩn. Chúng ta cùng dừng lại chiêm ngắm thật lâu tác động yêu thương của Đức Giêsu tuyệt vời biết bao! Ngài đã cương quyết vi phạm lề luật xưa: Ngài đụng chạm đến người phong hủi, như thế Ngài đặt lại vấn đề điều cấm đoán mà Ngài cũng bị ràng buộc. “Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch”. Ngài chữa bệnh một cách rất nhanh chóng và dễ dàng: chứng tỏ Ngài có quyền uy đặc biệt của Thiên Chúa- chính Ngài là Thiên Chúa thật.

Điểm đặc biểm ở đây không những việc Đức Giêsu đã chữa anh khỏi bệnh phong hủi, mà còn là cách thức Ngài đối xử với anh ta: Khi thấy anh đến gần mình, Ngài không xua đuổi, nhưng đón tiếp anh, chẳng những thế, Ngài còn giơ tay đụng vào anh. Với cử chỉ giơ tay đụng vào anh như thế, Ngài tỏ dấu đồng cảm đón nhận anh và thái độ ấy đã chữa anh khỏi mặc cảm và nỗi đau bị xua đuổi. Nên chúng ta có thể nói: Trước khi chữa bệnh thể xác cho anh ta thì Ngài đã chữa lành tinh thần cho anh ta rồi.

Bí mật Thiên Sai: “Nhưng Ngài nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết…nhưng hãy đi trình diện với tư tế như ông Môisê đã truyền”. Đức Giêsu luôn đưa ra cùng một lệnh truyền về bí mật Thiên Sai. Đành rằng xưa kia các sách giáo lý thường dạy rằng: Chúa Giêsu đã minh chứng Ngài là Thiên Chúa bằng các phép lạ Ngài làm. Kiểu diễn tả ấy đúng thật, theo một ý hướng nào đó. Nhưng nó có thể làm cho người ta tưởng rằng trước hết Đức Giêsu có “biểu lộ uy quyền” và “minh chứng Ngài là ai”. Vì thế, đó là điều trái ngược với điều chúng ta khám phá là: Đức Giêsu đã cương quyết che giấu phẩm chức của mình và yêu cầu người ta không được nói ra những phép lạ Ngài làm. Và phải giữ lệnh cấm nghiêm nhặt và bảo mật này cho tới giờ thụ nạn. Ngài sẽ nhắc lại lệnh này với thánh Phêrô khi ông tuyên tín về Thần tính của Chúa “Thầy là Đấng Kitô”, Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Ngài (Mc 8, 29-30).

“Nhưng vừa ra khỏi đó, anh ta đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Ngài không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại nơi hoang vắng ngoài thành, và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Ngài.

Rõ ràng Đức Giêsu không thích nổi danh với dân chúng, Ngài tránh những nhiệt tình bên ngoài, có thể làm sai lầm ý nghĩa sứ vụ của Ngài. Vì vậy, Ngài chỉ muốn mặc khải mầu nhiệm này một cách tiệm tiến, để tránh một nhiệt tình bồng bột của quần chúng. Đây là đề tài cốt yếu của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Marcô “Bí Mật Về Đấng Thiên Sai”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46: Đi tìm “kho báu”

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46 Đi tìm “kho báu” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ấy bán tất cả những gì mình có mà...

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...