Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Thứ 5 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,49-53 Lửa bình an

 

LỬA BÌNH AN

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Xuyên qua các đoạn Tin Mừng chúng ta đã có dịp cùng nhau đọc và suy niệm các bài huấn giáo của Đức Giêsu về thái độ đối với của cải trần gian, tư thế tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón Chúa cũng như đức tính khôn ngoan và trung tín chu toàn bổn phận phục vụ theo thánh ý Chúa. Hôm nay Tin Mừng dưới một dạng thức khác, giới thiệu cho chúng ta hai cặp hình ảnh rất hiện sinh và năng động: Lửa và Phép rửa; Hòa bình và Chia rẽ, hiện thân nơi chính Đức Giêsu.

Lửa ám chỉ sự thanh luyện. Đức Giêsu đến trần gian để thanh luyện thế gian, nên Ngài ước mong việc ấy sớm thực hiện.

Phép rửa ám chỉ cuộc thương khó sắp tới. Công việc thanh luyện nói trên chỉ được hoàn tất sau khi Ngài chịu thương khó, chịu chết và sống lại.

Hòa bình và Chia rẽ, Đức Giêsu là Đấng Mêsia là Đấng Thiên Sai, là Hoàng tử hòa bình (Is 9,5; Dcr 9,10; Lc 2,14; Ep 2,14-15).

Tuy nhiên, Ngài cần giải thích thêm: Chữ “hòa bình” có nhiều nhĩa; “hòa bình” kiểu thế gian và “hòa bình” của Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu đã khẳng định Ngài đến trần gian không phải để đem hòa bình theo kiểu thế gian mà thứ hòa bình của Thiên Chúa và người ta chỉ nhận được hòa bình đích thực của Thiên Chúa mà Đức Giêsu mang đến, sau khi người ta đã nỗ lực phấn đấu để sống theo Tin Mừng của Ngài. Thực tế cho thấy sứ vụ của Đức Giêsu đã gặp nhiều chống đối, và Lời rao giảng của Ngài đã gây chia rẽ giữa những người tin hay không tin, chia rẽ sảy ra trong gia đình thân tộc: “Vì từ nay năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ…” (Lc 12,52-53).

Đức Giêsu hằng thao thức chờ mong khi nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên” (Lc 12,49). Đó cũng là tâm nguyện của Đức Giêsu và cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này là một ngôi nhà chung rộng lớn (như Đức Phanxicô đã nói) mà mỗi người tín hữu chúng ta phải đặt vào đó ngọn lửa tình yêu, để thế giới này bừng sáng lên tình anh em một nhà. Chính ngọn lửa mà Đức Giêsu đã ném vào trần gian này là ngọn lửa tình yêu vẫn cháy rực trong trái tim Ngài, là ngọn lửa phục sinh đã bừng cháy trong tâm hồn các tín hữu giữa đêm tăm tối mịt mù! Và cũng là ngọn lửa Thánh Thần đã bừng sáng đậu trên đầu Đức Maria và các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần. Lời yêu thương đã được đóng ấn trên cây thập giá, trong cuộc thương khó đó chính là “phép rửa” mà Đức Giêsu đã lãnh nhận để ném lửa yêu thương vào thế giới.

Như xưa kia, Đức Gia vê đã hiện ra với ông Môi sê nơi bụi gai cháy sáng và kêu gọi ông lên đường chu toàn sứ vụ đưa dân Chúa về đất hứa, thì nay, Người cũng sai mỗi người tín hữu chúng ta ra đi loan báo sứ điệp tình thương cho thế giới. Như Đức Giêsu đã đẩy lui bóng tối tử thần bằng ánh sáng phục sinh và sai các môn đệ ra khơi thì nay Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy xua tan bóng tối của bất công, hận thù, nghèo đói với ánh sáng của tình thương cứu độ.

Như Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông đồ dưới hình lưỡi lửa để biến các vị thành chứng nhân Nước Trời, thì nay Người cũng muốn chúng ta mang ngọn lửa tình yêu, thanh luyện và sưởi ấm các tâm hồn! Dùng lửa của Thiên Chúa để canh tân thế giới, thanh tẩy nhân loại, đó là điều luôn “ám ảnh” Đức Giêsu. Để thi hành điều đó Ngài biết mình phải dìm mình vào cuộc khổ nạn đau thương. Lòng Ngài hằng nôn nóng hoàn tất “phép rửa” này! Lại nữa “anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,51).

Bình an là một trong những ân huệ lớn lao nhất mà con người hằng mong ước! Người Do thái thường chào hỏi nhau bằng lời chúc bình an: “Salon”. Chính Đức Giêsu đã từng nói với các tội nhân cũng như bệnh nhân: “Con hãy đi về bình an” (Lc 7,50; 8,48). Thế mà, những lời Đức Giêsu hôm nay trong Tin Mừng lại thật kỳ lạ khác thường! Thực ra, Ngài đến trần gian không phải để gây chia rẽ, xáo trộn. Tuy nhiên nhiều khi vì Ngài mà xáo trộn và chia rẽ xảy ra: người thì tin nhận, kẻ thì chống đối hay từ chối giáo lý của Ngài, vì thế mà có sự xung đột, ngay cả trong gia đình thân thuộc…mối chia rẽ mà Chúa tiên báo là tình trạng khủng hoảng thường xuyên do Tin Mừng đưa đến trong nhân loại, và trong chính bản thân cuộc sống của mỗi người chúng ta. Lạy Chúa, xin Chúa đoái thương ban cho chúng con cũng như cho toàn thể thế giới được bình an đích thực của Chúa. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...