Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

 

KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, hôm nay Ngài dạy thái độ khi cầu nguyện là kiên trì. Với bài Tin Mừng theo thánh Luca vừa tường thuật cho chúng ta thì ai ai cũng có thể nắm vừng được nội dung là kiên trì cầu nguyện với tất cả niềm tin tưởng cậy trông vào lòng tốt và tình thương hải hà vô biên của Thiên Chúa. Để củng cố niềm tin cậy của các Tông Đồ và tất cả chúng ta nữa, Đức Giêsu đã dùng dụ ngôn “Người bạn quấy rầy” để minh họa cho giáo huấn của Ngài là “phải kiên trì khi cầu nguyện”. Qua nội dung câu chuyện, chúng ta nhận thấy có mấy nét như sau:

Một người bạn, mà là một người bạn quấy rầy vì không tới ban ngày, mà lại tới ban đêm, khốn nỗi nữa là tới lúc nữa đêm khi cả nhà đều say sưa trong giấc điệp ngon lành. Anh tới là để vay mấy cái bánh đãi khách. Dù rằng chủ nhà từ chối vì đã đóng cửa cài then, cả nhà đều ngủ cả: “Xin anh đừng quấy rầy tôi”; vẫn quấy rầy ra đó, nên chủ nhà cũng phải chỗi dậy mà cho anh ta tất cả những gì anh cần (xLc 11, 8).

Và kết thúc dụ ngôn, Đức Giêsu lý luận theo kiểu nói người đời dù quen hành động với lý do ích kỷ để khỏi bị quấy rầy, thế mà cũng phải thua sự kiên trì của người xin. Phương chi Thiên Chúa tốt lành quảng đại quen xử với chúng ta theo tình thương. Bởi vậy, những ai kiên trì kêu cầu Chúa, ắt sẽ được nhận lời. Tuy nhiên, có nhiều người không kiên trì nên đã mất đức tin! Vì thế mà Đức Giêsu cảnh báo: “Nhưng khi Con Người ngự đến liệu Người còn thấy đức tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 5).

Người ta thường ví “cầu nguyện là hơi thở của linh hồn” và không ai có thể sống đời Kitô hữu tốt mà không cầu nguyện, nhất là đời sống thánh hiến. Nên cha Tổ Phụ chúng ta đã xác tín và nhắc nhở: “Đan sĩ là con người cầu nguyện”. Nhưng chúng ta phải cầu nguyện như thế nào? Thì chính Lời Chúa hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các môn đệ và tất cả chúng ta nữa là phải kiên trì cầu nguyện luôn, không được thối chí nản lòng (xLc 18, 1). Chẳng hạn như thánh nữ Mônica đã kiên trì cầu nguyện suốt hơn hai mươi năm trường cho người con mình là Augustinô được ăn năn trở lại với Chúa. Cũng vậy, chúng ta phải cầu nguyện liên lỷ và kiên trì, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ! Ta luôn kiên trì cầu nguyện vì:

  • Sự cầu nguyện soi sáng niềm hy vọng và những dự định của ta.
  • Sự cầu nguyện giúp ta phân biệt được điều gì là quan trọng điều gì là tầm thường, giúp ta khám phá ra những ước vọng chân thật, những ray rứt lương tâm bị bóp nghẹt, những khao khát bị quên lãng.
  • Sự cầu nguyện chỉ cho ta những lý tưởng cao đẹp hơn cần vươn tới.

Và nhất là sự cầu nguyện luôn gìn giữ ta thường xuyên gần gũi và gắn bó thân tình với Chúa.

Thứ đến, thông thường khi người ta cầu nguyện thì muốn được Chúa đáp ứng tức thì theo yêu cầu và chỉ tiêu mình đưa ra. Vì có lần chúng ta cầu nguyện với những yêu sách và chỉ tiêu đòi Chúa làm cho bằng được theo ý mình. Nếu Chúa chậm đáp ứng hay đáp ứng chưa đủ chỉ tiêu của chúng ta đưa ra thì cảm thấy bất bình, phàn nàn và nản lòng nản chí và mất niềm cậy tin…

Bởi vậy, chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúng ta phải luôn xác tín là Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách nào có lợi nhất cho chúng ta theo như thánh ý nhiệm mầu của Ngài. Thời gian Chúa nhận lời có thể là sẽ là lâu hơn chúng ta tưởng; cách thức Ngài ban ơn có thể khác với ước nguyện của ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất, cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc và phần rỗi của mỗi người. Chính Chúa đã quả quyết: “Hễ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó sao? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11, 10-13.

Tóm lại, cầu nguyện không phải chỉ là việc xin ơn này ơn nọ theo óc vụ lợi tính toán của chúng ta, cầu nguyện cũng không phải là tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là liệt kê một số ước nguyện muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành đức tin, nâng tâm hồn lên cùng Chúa, để đối thoại thân tình với Chúa, cầu xin Người tiếp tục ban ơn để giúp chúng ta để sức lực thực thi ý Chúa.

Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, thiết tưởng một lần nữa chúng ta cùng xác tín: cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn là đức tin luôn cháy sáng. Hoa trái của cầu nguyện là đức tin. Hoa trái của đức tin là tình yêu. Hoa trái của tình yêu là phục vụ và hoa trái của phục vụ là bình an. Lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa đáp lời không phải khi được điều này, điều nọ, mà khi chúng ta cảm nhận được chính Chúa đang gần gũi thân tình với mình. Ước gì luôn được như thế. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...