Thứ Ba, 17 Tháng Chín, 2024

Thứ 7 Tuần II Thường Niên – Mc 3,20-21

 

THÂN NHÂN CỦA ĐỨC GIÊSU LO NGẠI

Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Lúc khởi đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu rất thành công. Dân chúng từ khắp miền lũ lượt tuôn đến quanh Ngài để nghe Ngài giảng dạy và được chữa lành mọi thứ bệnh tật và xua trừ ma quỷ. Marcô kể: “Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà và dân chúng đông đảo đổ xô đến, thành thử Ngài và các môn đệ không sao ăn uống được”. Marcô thường diễn tả Chúa Giêsu bị đám đông quần chúng quấy rầy với lòng nhiệt thành sùng mộ đơn thành quý mến.

Suy niệm:

Đây là một trong những đặc tính của Tin Mừng Marcô. Đức Giêsu không nguyên chỉ tiếp xúc với những người riêng biệt, mà ngay từ đầu, nhiều đám đông đã vây quanh Ngài, dù thỉnh thoảng Ngài có gặp một ít người để trình bày những đòi hỏi đích xác hơn, những mầu nhiệm khó chấp nhận hơn. Ngài miệt mài với sứ vụ, chăm lo cho họ:

“Đến nỗi Ngài không còn thì giờ để ăn uống”

Chúa Giêsu đã tận hiến trọn vẹn cho tác vụ!

Chúa Giêsu bị công tác truyền giáo thu hút

Chúa Giêsu phục vụ say sưa quên cả thì giờ để nghỉ ngơi. Ngài đã phục vụ truyền giảng Tin Mừng và cứu chữa bệnh tật cho dân chúng một cách vị tha và vô vị lợi: Ngài hoạt động ở nơi Hội đường (Mc 3, 1-5), ở ngoài trời (Mc 3, 7-12), và ở đây ngay tại nhà (Mc 3, 20-21).

Chúa Giêsu hoạt động như thế đó, làm việc quá sức, chạy đua với thời gian, miệt mài với sứ vụ, không biết mệt mỏi, hăng say, nhiệt thành như điên như dại khiến cho có kẻ xấu miệng đồn thổi: “Ngài đã điên rồi, Ngài đã mất trí rồi!”. Nhưng thân nhân của Ngài hay tin đó, liền đi bắt Ngài vì họ nói rằng Ngài đã bị mất trí! Có lẽ hình ảnh của Ngài lúc này khác hẳn với hình ảnh Ngài sống yên bình nơi làng quê Nazareth suốt ba mười năm ẩn dật trước đây. Thân nhân của Ngài chắc hẳn đã biết rằng: Ngài bị các nhà chức trách giáo quyền Do thái bây giờ coi thường và đố kỵ chống đối, nên thân nhân Ngài lo sợ bị liên lụy rắc rối. Nếu sự việc cứ còn rối loạn như thế thì thiệt hại rồi lại liên lụy tới họ thôi…Lại nữa họ cũng quá biết những Kinh sư và Pharisiêu cùng nhóm Hêrôđê đã bắt đầu cấu kết với nhau tìm cách sát hại Ngài. Như vậy, những người chống đối Đức Giêsu gồm hai loại:

Trước tiên là thân nhân, họ hàng của Ngài (Mc 3, 20-21). Họ muốn triệu hồi, đưa Ngài về cuộc sống bình thường yên ổn nơi quê nhà, tránh đi những mưu toan hãm hại của thù địch và tránh những biện pháp chính trị có thể liên lụy đến họ vì chính quyền cũng như giáo quyền Do thái coi Đức Giêsu như một tên cách mạng nguy hiểm.

Rồi đến các Kinh sư và Pharisiêu (Mc 3, 22-30). Họ tố cáo Ngài là bị quỷ ám và dựa vào thế quỷ Bêendêbun mà trừ quỷ…

Đàng khác, cách phá hoại của Satan là xúi giục người ta đánh giá việc của Chúa bằng sự khôn ngoan của loài người. Và những người thân của Chúa Giêsu đã rơi vào cạm bẫy này: Đang khi Ngài thực thi sứ vụ của một Đấng Cứu Thế, xả thân không ngơi nghỉ để giảng dạy và chữa bệnh cho dân chúng, thì họ lại suy nghĩ theo sự khôn ngoan của loài người mà nói Ngài đã mất trí và muốn bắt Ngài về nhà.

Nhưng dưới cái nhìn của Đức tin, Đức Giêsu vốn dĩ là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, chính Ngài là Ngôi Lời, là con Thiên Chúa và là Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại mà Ngài đã chấp nhận hay nói đúng hơn đã tự ý chọn cái điên rồ của thập giá, thập giá ấy manh nha ngay khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng, chữa bệnh và xua trừ ma quỷ cho dân chúng mãi cho đến khi hoàn tất trên đồi Canvê.

Suốt dòng lịch sử của Giáo Hội hơn hai mươi thế kỷ qua, ngay từ khi còn trứng nước, các thánh Tông đồ, tử đạo, hiển tu, đồng trinh và muôn vàn thánh nam nữ khác, theo gương điên của Đức Giêsu đã dám hiến thân cho việc rao giảng Tin Mừng cũng như bao công việc phục vụ bác ái khác khắp cùng thế giới…

Với sứ điệp Tin Mừng hôm nay như chất vấn mỗi người trong chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ơn gọi hơi điên rồ mạo hiểm thiếu hợp lý theo như sự thận trọng của con người không? Chúng ta có bao giờ dám phiêu lưu bước theo Chúa mà có vẻ như một người hơi điên khùng như người ta tưởng không? Hoặc chúng ta thường phản ứng thế nào, khi nhận thấy ai đó, một thành viên trong cộng đoàn có thái độ hơi dấn thân phiêu lưu?

Nguyện xin Chúa ban cho hết thảy chúng ta có một cái nhìn đầy đức tin và hành xử với một con tim rộng mở và nhiệt tình như Đức Giêsu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46: Đi tìm “kho báu”

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46 Đi tìm “kho báu” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ấy bán tất cả những gì mình có mà...

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...