Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Thứ 7 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 12,8-12 Tuyên xưng đức tin

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục suy niệm bài Tin Mừng theo thánh Luca tường thuật những lời Đức Giêsu huấn dụ các môn đệ là phải can đảm tuyên xưng danh thánh Chúa xuyên qua nội dung như sau:

Nội dung:

Tuyên bố nhận Đức Giêsu hay từ chối Ngài.

Chúa Thánh Thần sẽ dạy cho biết phải bào chữa làm sao và nói gì khi bị đưa ra trước mặt quan quyền.

Tội nói phạm đến Chúa Thánh Thần.

Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa” (Lc 12,8).

Một cách chính xác đây là sự tuyên xưng đức tin! Phải là một sự tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, trước mặt thiên hạ. Do đó, không chỉ là một loại đức tin “dưới tầng hầm” mà không ai có thể xác nhận. Hay nói cách khác, cũng không tự nhủ mình là tín hữu, là người có đạo khi nói ra điều đó không gây mâu thuẫn, cũng không gặp nguy hiểm nào, khi điều đó không thay đổi gì cho đời sống mình. Vấn đề là tuyên bố nhận Đức Giêsu trước mặt tòa án quan quyền trần thế hay trước mặt một người nào đó chống đối, chế diễu, hành hạ, tra khảo mình về niềm tin. Vậy có phải tôi tuyên bố nhận Đức Giêsu trước mặt thiên hạ không? Có phải tôi thực hành đức tin của tôi không? Tôi trả giá nào cho điều đó? Tôi hy sinh điều gì đây? Có phải tôi phụng sự Thiên Chúa và Đức Kitô không? “Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa” (Lc 12,9).

Một lần nữa, chúng ta thừa nhận chính những lời đó tạo nên sự phán xét của chúng ta ngay từ bây giờ. Đức Giêsu chỉ chia lìa với những ai chia lìa Ngài, chỉ chối những ai đã bắt đầu từ chối Ngài trước. Khi nói “chối Đức Kitô Giêsu”, chúng ta liên tưởng đến sự chối của thánh Phêrô…mà Đức Giêsu đã tha thứ một cách tài tình sau ba lần tuyên xưng đức tin và tình yêu mến của thánh Phêrô. Vậy không có sự chối Chúa nào mà không tránh được, và chung cuộc, không một tội lỗi nào, dù nặng nề nhất, mà không thể được tha thứ, miễn là phải thống hối ăn năn. Một cách chính xác là với điều kiện phải tuyên bố nhận Đức Giêsu và tin một cách chắc chắn rằng Đức Giêsu cứu độ và tha thứ.

Chúa Thánh Thần sẽ dạy cho biết những điều phải nói: “khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những nhà cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói” (Lc 12,11-12).

Đây là cơ hội người môn đệ của Chúa làm chứng cho Chúa và loan giảng Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu cho mọi người, cả vua chúa quan quyền. Đúng vậy, chính Đức Giêsu nhấn mạnh: “Anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này là anh em đừng lo phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ dạy cho anh em ăn nói thật khôn ngoan khiến tất cả địch thù của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được” (Lc 12,13-15). Vậy để niềm tin và lòng trung thành được kiên vững thì người môn đệ của Chúa cần cậy tin vào quyền năng Chúa trong tác động của Chúa Thánh Thần.

Tội phạm đến Chúa Thánh Thần

“Bất cứ ai nói phạm đến Con Người thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha” (Lc 12,10).

Tội nói phạm đến Chúa Thánh Thần, chúng ta cần nắm vững ba điều chắc chắn về đạo lý Tin Mừng:

Thiên Chúa ban đủ ơn cho mọi tội nhân nào muốn ăn năn hối cải.

Bất cứ ai sám hối đều được Chúa thứ tha.

Hội thánh có quyền nhân danh Chúa tha hoàn toàn mọi thứ tội.

Vậy ở đây, tội nói phạm đến Thánh Thần là gì?

Là gán cho ma quỷ những việc hiển nhiên do Thiên Chúa thực hiện để mở đường đưa con người đến lòng tin và Đức Giêsu như là Thiên Chúa.

Làm như thế là con người khinh dể, khước từ tình thương của Thiên Chúa – thường quy về Chúa Thánh Thần, Đấng chủ động trong mọi hoạt động của Chúa Giêsu. Khước từ tình thương và không tin như thế, nên con người không sám hối.

Bất cứ tội nào mà không ăn năn sám hối thì không khi nào được tha. Xem Matthêu 12,32 và Marcô 3,29. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần ở đây là tội cố tình bóp méo sự thật, gán cho ma quỷ những việc chính Đức Giêsu đã làm nhờ quyền năng của Thiên Chúa vô cùng thánh thiện hoạt động nơi con người và trong lịch sử. Thái độ ngoan cố này đi ngược với thái độ ăn năn sám hối, vì cố tình không ăn năn sám hối và trở lại, con người không thể lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không được tha thứ, không phải vì Chúa không tha, nhưng vì tội nhân cố chấp không thống hối và ngoan cố ở trong tình trạng tội lỗi, khước từ mọi ân huệ của Chúa Thánh Thần.

Còn nói phạm đến con người là đến Đức Giêsu như một con người, thì có thể tha thứ được, vì người ta không biết rõ Ngài là Thiên Chúa: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN – Lc 19,41-44 Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...