Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba, ngày 03/01, Ga 1,29-34: Lời chứng của Gioan Tẩy Giả về Chúa Giêsu

NGÀY 03 THÁNG 01

Gio-an 1,29-34

Lời Chứng Của Gio-an Tẩy Giả về Chúa Giêsu

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Theo cuốn sách, Cuộc đời của thánh Phan-xi-cô As-si-si, Thánh nhân đã từng mời một tu sĩ trẻ tham gia cùng ngài trong một chuyến đi đến thị trấn để thuyết giảng. Hân hạnh được trao lời mời, vị tu sĩ trẻ vui lòng chấp nhận. Cả ngày, vị tu sĩ trẻ và thánh Phan-xi-cô đi bộ qua các con đường chật hẹp, và các con hẻm, và thậm chí vào vùng ngoại ô. Ngài đã vỗ về nhẹ nhàng lên vai hàng trăm người. Vào cuối ngày, hai người trở về tu viện. Suốt ngày, thánh Phan-xi-cô không hề nói gì với đám đông, ngài cũng không nói chuyện với ai về Phúc Âm. Thất vọng vô cùng, người tu sĩ đồng hành trẻ tuổi của ngài nói: “Con nghĩ chúng ta sẽ vào thị trấn để giảng đạo!”

Thánh Phan-xi-cô trả lời: “Con trai của ta, chúng ta đã rao giảng rồi. Chúng ta đã giảng trong khi chúng ta đang đi bộ. Chúng ta đã được nhiều người nhìn thấy và hành vi của chúng ta được theo dõi chặt chẽ. Không có ích gì khi đi bất cứ chỗ nào để rao giảng trừ khi chúng ta đi giảng khắp nơi!”

Lời chứng của Gio-an Tẩy Giả về Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay là đáng tin bởi vì trên hết nó là một chứng ngôn sống. Ngài không phải là kẻ đạo đức giả và mọi người biết điều đó. Họ đổ xô đến với Gio- an vì tính trung thực của ông. Ngay cả những người Pha-ri-sêu cũng đến để nhận phép rửa của ông. Lời nói của Gio-an rất mạnh mẽ và được lắng nghe bởi vì ngài đang sống theo những gì mình giảng.

Qua hình ảnh của thánh Gio-an Tẩy Giả, đời sống của một Kitô Hữu thực sự phải noi theo. Ta phải sống những gì mình giảng. Một lời chỉ trích lớn cho Kitô giáo ngày nay là các tín hữu không sống theo những gì họ tuyên tín. Gandhi, một nhà lãnh đạo lớn của Ấn độ đã nói: “Tôi sẽ trở thành Kitô hữu nếu Kitô hữu sống theo những gì họ tin”. Đáng buồn thay, quá nhiều người trong chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giêsu.

Tại sao chúng ta không công khai hoặc làm chứng cho những gì chúng ta tin là đúng? Ron Hutchcraft[1] đã đưa ra lý do tại sao khi ông nói rằng:

  • 90% đã thất bại trong việc nỗ lực làm chứng xẩy ra trong quá khứ.
  • Họ không biết Thánh
  • Họ phó thác việc đó cho các chuyên
  • Chúng ta không nên áp đặt niềm tin của mình lên người khác.

Đó là lý do tại sao Đức Giáo hoàng Phao-lô thứ VI gọi việc truyền giáo là “Sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội” khi nói:

Trước hết, Phúc Âm cần phải được rao giảng bằng việc làm chứng. Chẳng hạn một Kitô hữu, hay một số Kitô hữu, khi sống giữa cộng đồng của mình, tỏ ra có khả năng hiểu biết và chấp nhận, biết chia sẻ cuộc sống và thân phận với người khác, biết liên kết nỗ lực với tất cả mọi người để thực hiện những gì cao quý và tốt lành. Ngoài ra, chúng ta còn cho là họ chiếu giãi đức tin của họ, một cách hoàn toàn đơn thành và vẹn tuyền, qua những giá trị xa vượt những giá trị tạm thời, cũng như họ chiếu giãi đức cậy của họ, nơi một cái gì đó không thấy được và là những gì người ta không dám mơ tưởng. Nhờ việc làm chứng không lời này, người Kitô hữu gợi lên những câu hỏi tất yếu nơi tâm trí của những ai thấy cuộc sống của họ: Tại sao họ lại như thế? Tại sao họ sống như vậy? Ðộng lực sống của họ là gì hay là ai? Cách sống của họ giữa chúng ta là gì? Một chứng tá như vậy đã là một việc loan báo âm thầm Tin Mừng và là một việc loan báo rất mãnh lực và hiệu nghiệm [2].7 (EN số 21).

Làm thế nào để trở thành nhân chứng? Đó chính là cách sống sinh hoạt trong đời sống thường ngày của chúng ta. Như khi ta tham dự thánh lễ hàng ngày; tham gia những tổ chức giải trí với mọi người, mặc dù chúng ta có thể không bao giờ nói về Chúa Kitô, miễn là mọi hành động của ta rõ ràng từ động cơ tôn giáo; tham gia các sinh hoạt hội đoàn, phục vụ với tư cách là thừa tác viên Thánh Thể; hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp cho một khách hàng nghèo khổ; tình nguyện làm người dẫn dắt một người già đi qua đường… Nhân chứng là để ánh sáng của ta tỏa sáng. Là để lòng nhân hậu của Đức Kitô chiếm ngự và phơi bày nơi cuộc sống của ta.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con được biến đổi để trở nên giống Chúa hơn trong lời nói và hành động, để như thánh Phao-lô: “tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” và mọi hành động của con trở nên nhân chứng của tình yêu Thiên Chúa cho mọi người. Amen.

[1] Wake Up Calls, Moody, 1990, p. 30.

[2] 1975 Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng – Evangelii Nuntiandi số 21.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...