Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Ba, Tuần I MC, Mt 6,7-15: Lời cầu nguyện của Chúa

THỨ BA TUẦN I MÙA CHAY

Mát-thêu 6,7-15

Lời Cầu Nguyện Của Chúa

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Kinh Lạy Cha là kinh duy nhất mà Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta. Một kinh khá vắn gọn nhưng đầy đủ những gì cần cho chúng ta trong mọi nơi, mọi lúc, và mọi hoàn cảnh khác nhau. Các học giả về đàng thiêng liêng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về Kinh này. Qua những suy tư thần học và những cảm nhận về đời sống nội tâm trong cầu nguyện khi dùng kinh Chúa dạy để thưa lên với Chúa Cha. Quả thật, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ có hiệu lực và chỉ biến chuyển nếu nó bắt chước lời cầu nguyện của Giêsu. Và đứng trong địa vị của Chúa Giêsu mà cầu nguyện.

Chứng kiến trước cảnh cầu nguyện theo kiểu những tư tế, kinh sư và biệt phái thời bấy giờ, họ thích nới rộng thẻ kinh và nối dài tua áo, thích cầu nguyện nơi công cộng và cách cầu nguyện lẩm bẩm lâu giờ của những người dân ngoại. Thực ra cầu nguyện lâu giờ thì tốt, trong những biến cố quan trọng, Chúa Giêsu đã lên núi cầu nguyện suốt đêm cùng Chúa Cha. Nhưng ở đây, những người Pha-ri-sêu muốn tỏ ra cho người ta biết là mình đạo đức, hơn là để tôn vinh Thiên Chúa, những người dân ngoại thì nghĩ nói nhiều sẽ được Chúa nhậm lời, nên Chúa Giêsu dạy các mộn đệ không nên làm như họ. Ngài nói: “Còn anh em, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng kín cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,6).

Cầu nguyện trước tiên là để làm vinh danh Chúa Cha chứ không phải tìm vinh danh cho mình; “Chúng con nguyện Danh Cha được cả sáng,” nghĩa là Danh Thánh Cha được mọi người biết đến, được phổ biến rộng rãi trong nhân loại này, để nhờ đó mà người ta có cơ hội trở về với Đấng đã tác thành nên họ, là Cha và là Chúa tể trời đất, mà đến tôn thờ Ngài cho phải đạo. Và hơn nữa, Người Cha ấy không ở xa xôi trong tưởng tượng, nhưng xin cho Nước Cha trị đến, và Nước của Thiên Chúa đến giữa nhân loại khi người ta làm theo ý muốn của Ngài ở dưới đất cũng như ở trên trời. Cũng có nghĩa là Nước Trời không phải chờ khi nhắm mắt xuôi tay mới xuất hiện, mà ngay bây giờ đã hiện diện nơi trần gian. Nước Trời ấy chính là Đức Giêsu Kitô vì Ngài là hiện thân của Nước Trời, cùng với những người tin vào Ngài, và đang thực thi thánh ý của Chúa Cha.

Ý Chỉ thứ hai là chúng ta xin những gì chúng ta cần: Xin lương thực tinh thần và thể chất, Xin sự tha thứ và sức mạnh để vượt qua những cám dỗ mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Cám dỗ quả thật không bao giờ vắng bóng trong đời sống Kitô Hữu, và chính Chúa Giêsu đã từng bị cám dỗ (x. Mt 4,1-11), nên Ngài dạy các môn đệ hãy cầu xin, hoặc hãy ở trong cầu nguyện để khỏi bị sa trước cám dỗ. Vì trong thân phận xác phàm của con người, không có ơn Chúa giúp, người ta không thể thắng được những sự tấn công của ma quỷ. Và một trong những cơn cám dỗ làm cho người ta dễ sa ngã và xa cách Thiên Chúa nhất, Chúa Giêsu cũng nêu ra trong Kinh này đó là lòng hận thù, không tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Tha thứ ở đây, như điều kiện để được đón nhận các ơn ban, mà Chúa Giêsu đã dạy. Chúng ta cầu xin, nhưng điều kiện để được Chúa ban ơn là chỉ sau khi chúng ta thực hiện sự tha thứ cho người khác. Nơi khác, Ngài còn dạy: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5,23-24).

Kinh Lạy Cha là lời kinh không chỉ để đọc, mà còn mạc khải cho chúng ta một mối tương quan của mình với Thiên Chúa, và là kim chỉ nam để hướng dẫn chúng ta biết gắn liền cầu nguyện với đời sống thực tế, về những nhu cầu căn bản của con người, và về cách cư xử trong tương quan nhân loại với nhau. Để chúng ta tiếp cận với Chúa trong lời cầu nguyện một cách tự tin, đơn giản và với ý định ngay thẳng. Vì Chúa biết nhu cầu thực sự của chúng ta tốt hơn chính chúng ta vạn lần.

Kinh Lạy Cha không chỉ dùng để đọc hay là thành công thức cầu nguyện mà trong chiêm niệm thẳm sâu người ta còn khám phá ra sự tuyệt vời ngây ngất khi đọc lên. Như thánh nữ Te-rê-sa Avilla đã kể về đời sống chiệm niệm của bà rằng: có khi thánh nữ đọc cả ngày mà không đọc xong được một kinh Lạy Cha.

Chúng ta vẫn dùng kinh này để đọc và đọc rất nhiều lần trong ngày. Trong phụng vụ Thánh lễ, trong phụng vụ của giờ kinh Sáng, kinh Chiều. Trong khi lần chuỗi mân côi trước một chục kinh Kính Mừng. Rồi trước các bữa ăn… nói chung là trong lời cầu nguyện của các Tín Hữu thì không thể bỏ qua kinh Lạy Cha. Thế nhưng đối với một số vị Thánh thì kinh Lạy Cha không phải chỉ dùng để đọc mà để thưởng thức, chiêm nghiệm như nếm hưởng một món ăn bổ dưỡng quý giá mà người ta đang tận hưởng, hay như nếm một hũ mật ong nguyên chất thơm ngọt mà không thể ăn quá nhiều vì sự ngọt lịm của nó. Vì vậy mới có chuyện các ngài đọc cả ngày mà không xong nổi một kinh.

Nhiều khi ta cho rằng có lẽ các thánh nói quá sự thật chăng, nhưng có một sự thật nơi một số người không giống như số đông chúng ta. Ví dụ, một họa sĩ giỏi khi đi vào bảo tàng viện để chiêm ngắm những bức tranh cổ, ông bỏ ra cả ngày đứng chết lặng dưới một bức tranh như một tượng đá, với đôi mắt như dán vào từng chi tiết của bức họa. Trong khi những người khác họ đã thăm hết mấy trăm bức tranh, thậm chí chỉ trong vài giờ đồng hồ, người ta đã đi thăm hết cả một bảo tàng viện.

Quả thật nếu với ơn Chúa giúp, và lòng yêu mến Thiên Chúa, khi cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, người ta cũng có thể thấy rằng đây là một điều kỳ diệu được Chúa Giêsu mạc khải cho con người, là một thụ tạo mà lại có thể gọi Đấng Tạo hóa là Cha của mình. Chúng ta lấy đâu ra cái địa vị đó vậy! Nếu không phải là Chúa Giêsu cho ta được tháp nhập vào con người của Ngài, để qua Thánh Thần của Ngài chúng ta mới có thể kêu lên tiếng Abba, Lạy Cha hay Cha Ơi! đó sao! Và cứ như thế, không chỉ đọc, mà khi cầu nguyện, Kinh Lạy Cha gợi lên cho chúng ta mối dây liên hệ mật thiết với Đấng nào mà chúng ta đang thưa chuyện, và ở trong vị thế nào. Không thể diễn tả hết được về Kinh mà Chúa Giêsu đã dùng để cầu nguyện và dạy cho chúng ta. Ước gì với ơn Chúa giúp chúng ta sẽ được chìm ngập, ngụp lặn trong lời kinh Chúa dạy, để từ đó, mỗi người khám phá ra niềm vui và hạnh phúc mỗi khi kêu lên. Abba, Lạy Cha. Và, Cha ơi! Qua Cha, và bằng ân sủng Cha ban, chúng con nhận biết mọi người là anh chị em của nhau.

Lạy Cha, Lời Kinh ngọt lịm từ đầu môi, xin giúp con dốc quyết từ hôm nay, ngay giây phút đầu tiên của ngày mới, khi vừa thức dậy, ra khỏi giường hay còn đang nằm nướng dù trong trạng thái nào con cũng thầm thì kinh Lạy Cha để tạ ơn Chúa cho chúng ta được làm nghĩa tử của Ngài và mọi người là anh em với nhau. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...