Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Ba, Tuần III MC, Mt 18,21-35: Dụ ngôn tên đầy tớ không tha thứ

THỨ BA TUẦN III MÙA CHAY

Mát-thêu 18,21-35

Dụ Ngôn Tên Đầy Tớ Không Tha Thứ

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình, thì Chúa Cha cũng không tha thứ cho anh em.

Bác sĩ tâm thần nổi tiếng Tiến sĩ Karl Menninger[1] từng nói rằng nếu ông có thể thuyết phục các bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần rằng tội lỗi của họ đã được tha thứ, 75% trong số họ có thể ra về vào ngày hôm sau!

Một trong những từ đẹp nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào là từ “tha thứ”. Trong tiếng Anh, tha thứ là động từ “To Forgive” nếu chia từ này ra hai phần “For = vì, bởi vì”, và phần còn lại là động từ “To Give = cho” có nghĩa là cung cấp cho ai đó một sự giải thoát khỏi sai lầm mà anh ta đã làm với bạn. Nó có nghĩa vì bạn đã từ bỏ bất kỳ quyền trả thù, vì đã cho rồi không còn tính đến nữa.

Theo đó, có năm loại tha thứ trong Kinh thánh.

Đầu tiên là sự tha thứ tội lỗi. Đây là sự tha thứ vĩnh viễn cho mọi tội lỗi của con người “Nhờ tin vào Đức Kitô, chúng ta sẽ được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài cùng với các người đã được thánh hiến” (Cv 26,18). Và “Nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7).

Thứ hai là sự tha thứ của người cha. Đây là sự phục hồi mối tương giao với Chúa sau khi chúng ta phạm tội. Các điều kiện có hai mặt: (a) xưng tội, “nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta.” (1Ga 1,9); (b) thực hiện tha thứ cho người khác (Mt 18,35).

Thứ ba là tha thứ cá nhân. Đây là sự phục hồi mối tương giao của chúng ta với những người khác. Điều này rất quan trọng vì Chúa Giêsu dạy rằng, chúng ta được tha thứ nếu chúng ta sẵn sàng tha thứ cho người khác (x. Mt 6,14-15).

Thứ tư là sự tha thứ xã hội. Đây là sự phục hồi mối tương giao của chúng ta với xã hội, (người phụ nhữ ngoại tình được tha thứ. Ga 8, 1-10). Đây có thể là một thái độ cá nhân hoặc cho phép chúng ta tham gia vào các chương trình cộng đoàn.

Thứ năm là sự tha thứ của Giáo Hội. Đây là sự phục hồi mối tương giao với Giáo Hội (2Cr 2,5-11). Sự tha thứ này giả định phạm kỷ luật của Giáo Hội. Mục đích của kỷ luật là phục hồi; và tha thứ dựa trên sự ăn năn sám hối và được phục hồi.

Và đối với người Do Thái tha thứ cho người khác không chỉ là nghĩa vụ phải hoàn thành mà còn là một phần của đời sống tôn giáo của họ. Như trong sách Huấn Ca đã viết: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi của bạn sẽ được tha” (Hc 28,2). Nhưng sự tha thứ có giới hạn đối với người khác. Như trong sách Gióp: “đó là tất cả mọi việc Thiên Chúa làm cho người ta hai lần rồi ba lần” (G 33,29). Hầu hết các nhà lãnh đạo Do Thái trong thời gian đó đề xuất rằng nó là quá đủ để tha thứ bốn lần. Người Việt Nam thì có câu, “Quá tam = Ba lần”.

Đó là lý do tại sao trong bài đọc Tin Mừng hôm nay, Thánh Phê-rô nghĩ rằng ông vượt quá sự dạy dỗ của các giáo sĩ, đưa ra một đề nghị tha thứ cho người khác bảy lần, một con số hoàn hảo cho người Do Thái; nó có nghĩa là hoàn thành như trong bảy ngày để tạo ra thế giới. Phê-rô nghĩ rằng ông đủ hào phóng và xứng đáng nhận được sự đánh giá cao từ Chúa Giêsu. Nhưng Ngài trả lời Phê-rô: Không phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Nói cách khác, Chúa Giêsu yêu cầu các môn đồ của Ngài tha thứ cho người khác không giới hạn và mọi lúc. Tha thứ là vấn đề của tình yêu và không phải là bao nhiêu lần.

Mặc dầu vậy, tha thứ là điều rất khó để thực hiện, đặc biệt là nếu chúng ta bị tổn thương do những rắc rối trong quá khứ, bị từ chối và sỉ nhục, nghi ngờ và mất lòng tin. Sự tha thứ bị tổn thương đặc biệt là khi nó được mở rộng cho ai đó không xứng đáng với điều đó; không muốn đón nhận nó; và có thể sử dụng sai nó (được ông chủ tha bổng vì món nợ khổng lồ nhưng lại bắt bạn mình nhốt tù vì một món nợ nhỏ xíu). Tha thứ cũng phải trả giá, đặc biệt là khi chấp nhận thay vì đòi đền bù cho việc làm sai trái của ai đó; giải phóng người khác thay vì trả thù để được công bằng; vươn tới trong tình yêu thay vì ràng buộc trong oán giận.

Nhưng tha thứ là nhu cầu sâu sắc nhất của con người, đồng thời là thành tựu cao nhất. Ta hãy giải phóng chính mình và người khác thông qua việc xưng tội và cầu nguyện. Để được giải thoát thực sự. Hãy dấn thân cho sự tha thứ chữa lành mà chúng ta và thế giới rất mong mỏi. Vì “chính lúc thứ tha là khi được tha thứ” (Thánh Phan-xi-cô Át-si-si). Tốt nhất là tha thứ và quên đi còn hơn là oán giận và giữ lại, nó sẽ tự gậm nhấm và giết chết chính mình.

Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có lỗi với chúng con. Amen.

[1] (Today in the Word, tháng 3 năm 1989, trang 8)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...