Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba, Tuần II MC, Mt 23,1-12: Các Kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình

THỨ BA TUẦN II MÙA CHAY

Mát-thêu 23,1-12

Các Kinh Sư Và Người Pha-ri-sêu Giả Hình

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Người xưa có câu “Đức xứng kỳ danh”. Muốn có danh thơm tiếng tốt thì ta phải thực sự tích được nhiều công đức, làm được nhiều việc thiện cho đời. Như vậy, người ta tôn kính mình mới xứng đáng.

Chứng kiến cảnh các kinh sư và những người Pha-ri-sêu là tầng lớp lãnh đạo về tinh thần của người Do Thái. Họ muốn tỏ ra mình là những nhân vật đáng kính, tri thức hơn người, thế nên có không ít những hành động lố bịch, vị hình thức, thích khoe mẽ, thích ngồi chỗ nhất trong hội đường, trong các đám tiệc, thích đeo các thẻ kinh thật to và nối dài tua áo làm ra vẻ đạo đức, ngõ hầu được người ta chào hỏi tôn kính nơi công cộng dưới danh hiệu là những vị thầy của thiên hạ. Vì vậy Chúa Giêsu nhân cơ hội này đã dạy cho các môn đệ một bài học: “Phần anh em thì đừng để ai gọi mình là Ráp-bi, nghĩa là thầy, vì tất cả anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời…” (c. 8-12)

Dựa trên những lời dạy này của Chúa Giêsu, không ít những thắc mắc mà chúng ta thường nghe, đặc biệt từ phía những người anh em tin lành. Họ cho rằng các tu sĩ Công Giáo bắt giáo dân gọi là thầy, những linh mục gọi là cha, các giám mục thì gọi là Đức Cha… điều này không hợp với Kinh Thánh.

Đó là một cách hiểu Lời Chúa theo nghĩa đen mà không lột tả hết bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay. Điều chính yếu Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ của Ngài là đừng tìm danh lợi hư ảo, thích được người ta tôn vinh theo hình thức bên ngoài mà không giữ đúng vai trò của mình, là “muốn làm lớn hơn cả phải là người phục anh em.” Sự phục vụ không để tìm lợi lộc trần thế để được người ta tôn vinh, vì “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” Và Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài phải tập trung vào một vị Thầy duy nhất là chính Ngài, đấng đến hiến thân phục vụ cho con người và tự hủy mình ra không để vâng phục cho đến chết trên cây thập tự (x. Pl 2,5-11). Để nên giá cứu chuộc cho loài người, để tôn vinh Thiên Chúa là Cha của Ngài và cũng là Cha của chúng ta. Vì vậy, hiểu theo nghĩa này thì tiếng gọi ‘Cha’ chỉ dành cho Thiên Chúa là Cha và ‘Thầy’ cũng chỉ có một thầy duy nhất là Đức Kitô.

Nhưng một cách nào đó trong cách xưng hô theo thông tục của trần gian thì người dạy cho chúng ta học biết kiến thức chúng ta gọi là gì cho phải phép ngoài chữ ‘thầy’. Và theo cách giáo dục thì các tu sĩ quả xứng đáng được gọi là thầy vì họ không chỉ giảng dạy giáo lý mà còn làm gương sống động cho người khác về đời sống đức tin.

Cũng thế, người ta gọi đấng sinh thành của mình là cha mẹ. Vì sao? Vì họ sinh ra mình và đó là ngôn ngữ đẹp và xứng đáng dành cho họ. Vai trò làm cha ở đây cũng bắt nguồn từ tình phụ tử nơi Thiên Chúa đấng tạo dựng nên con người, các bậc cha mẹ cũng cộng tác trong việc sinh ra các sinh linh mới. Thế nhưng, các linh mục đâu có sinh ra ai mà người ta lại gọi là cha? Quả thật, về thể lý thì không, nhưng gọi cha ở đây theo nghĩa thiêng liêng, mà thánh Phao-lô đã viết cho các tín hữu Cô-rin-tô: “Tôi viết các lời đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quý của tôi. Thật thế, cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Kitô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em.” (1Cr 4,14-15). Thêm nữa, trong thư gởi tín hữu Ga-lát thánh Phao-lô còn khẳng định việc sinh ra các tín hữu cách đau đớn như một người phụ nữ sinh con: “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19). Như vậy vai trò ‘cha’ ở đây là nhờ Tin Mừng mà các linh mục đã sinh ra và chăm sóc các tín hữu trong Đức Kitô. Vì vậy mà được người ta tôn kính và gọi là cha, và là Đức Cha nếu là các Giám mục.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta rằng, không có ai trên mặt đất này xứng đáng là “Cha” của chúng ta theo nghĩa người cha tối thượng, chúng ta chỉ có một Cha là Cha Trên Trời. Và cũng chỉ có một Thầy duy nhất là mẫu gương hoàn hảo mà chúng ta phải học theo đó là Đức Kitô.

Nhưng theo trật tự của thế gian thì chúng ta gọi người sinh ra mình là cha và người dạy dỗ chúng ta là thầy thì cũng không có gì sai trái. Nhưng riêng với các Linh mục và các tu sĩ, cũng luôn phải nhớ rằng, ‘đức xứng kỳ danh’, danh xưng mà người ta gọi mình thì các ngài cũng cần sống sao cho xứng đáng với những gì mà người ta dành cho mình. Hay nói đúng hơn phải thực sự thể hiện được hình ảnh của Chúa Giêsu là một vị Thầy kiêm nhường, và hiền hậu. Hình ảnh của Chúa Cha là đấng giàu lòng thương xót, để không chỉ xứng đáng với danh hiệu người ta dành cho mình mà còn là mẫu gương trong việc dẫn người ta đến với Chúa Cha, bằng con đường bình an, niềm vui, sự công chính, thánh thiện và hạnh phúc đích thực. Con đường hạ thấp chính mình như một người tôi tớ, phục vụ và hy sinh. Đó là con đường mà Chúa Giêsu đã đi và muốn chúng ta tiếp bước theo Ngài vào cõi vinh quang.

Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, ngày nay cũng không thiếu những hình ảnh của các kinh sư và các Pha-ri-sêu giả hình trong hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội. Gần đây, những điều đáng tiếc xảy ra, những scandal của hàng giáo sĩ cũng như những lạm dụng xảy ra đây đó. Trước tình cảnh này, chúng ta cũng cách nào đó thực lòng sám hối và cầu nguyện cho các nạn nhân, nhưng đàng khác, chuyện trắng đen hư thực thế nào chỉ có Chúa biết rõ, đấng đọc được trái tim của con người, chỉ một mình Ngài là thẩm phán xét xử. Chúng ta chỉ biết cầu nguyện cho các vị và xin Chúa chữa lành mọi chi thể của chúng ta ở khắp nơi đang đau yếu. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...