Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba, Tuần IX TN, Mc 12,13-17: Vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Xê-da

THỨ BA TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 12,13-17

Vấn Đề Nộp Thuế Cho Hoàng Đế Xê-da

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tin Mừng hôm nay, những người Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê hỏi Đức Giêsu xem có hợp pháp để nộp thuế cho hoàng đế Xê-da hay không. Thực ra đây chỉ là một cái bẫy để cài Đức Giêsu. Nếu Ngài trả lời ‘có’ thì những người Pha-ri-sêu dựa vào đó để kích loạn dân chúng chống lại Ngài, vì dân chúng không muốn nộp thuế cho Xê-da là hoàng đế đang đô hộ và áp bức họ. Còn nếu Ngài trả lời ‘không’, Ngài sẽ được báo cáo cho triều đình La Mã như một kẻ nổi loạn, và hơn nữa có những người phe Hê-rô-đê đang hiện diện sẽ tóm cổ Ngài mà giải đến cho vua Xê-da. Một cổ hai tròng, những người đại diện cho tôn giáo và đại diện cho chính quyền chung sức để hại Ngài, dường như không có lối nào thoát khỏi tình trạng khó xử này. Tuy nhiên không có gì có thể làm khó được Thiên Chúa. Trước khi trả lời, Đức Giêsu yêu cầu họ cho Ngài xem một đồng bạc, với tên và hình ảnh Xê-da trên đó, và dĩ nhiên, đồng tiền La-mã là đồng tiền chung thịnh hành thời bấy giờ, nhưng một khía cạnh khác cũng nói nên rằng, ai sở hữu đồng tiền của La-mã là cộng tác viên với người La-mã. Và lúc này, đối với Đức Giêsu, cái bẫy người ta đặt ra cho Ngài lại chính là cái bẫy mà họ đạp phải. Tuy nhiên, với lòng nhân từ và khiêm nhường của Thiên Chúa, Ngài đã không vạch những bộ mặt bán nước cầu vinh của những người đại diện cho tôn giáo đã cấu kết với phe chính phủ của đế quốc. Ngài chỉ trả lời cho họ một sự thật, chỉ ra cái mà người ta đang trộn lẫn, quy đồng giữa thế lực trần gian và Thiên Chúa nên Đức Giêsu bảo họ: “Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.” (c.17). Hãy trả về cho Thiên Chúa cái bản chất ngay thẳng thật thà, cái tính thiện lương vốn có mà Ngài đã phú bẩm vào con người, hãy trả về cho Ngài cái hình ảnh, cái khuôn mẫu của chính Ngài ngay từ khi tạo dựng nên con người, Ngài đã tạo ra nó giống hình ảnh mình. Vâng, con người được tạo dựng nên bởi chính hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài đã phú bẩm hình ảnh của Ngài trên thân thể và trong trái tim của con người để họ biết yêu thương và luôn trao ban sự tốt lành. Cũng giống như đồng tiền này có hình ảnh Xê-da nên nó thuộc về Xê-da. Con người được tạo nên bằng hình ảnh của Thiên Chúa, nó phải thuộc về Thiên Chúa. Hơn nữa, là những người Ki-tô hữu, chúng ta còn thuộc về Thiên Chúa bởi Máu Cứu Chuộc của Đức Ki-tô đã đổ ra trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta (1Cr 6,19-20).

Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Những lời này của Chúa Giêsu cũng diễn tả sự tồn tại của hai loại hoạt động: vĩnh cửu và tạm thời. Tất nhiên ta biết rằng mọi thứ đều thuộc về Chúa. Nhưng những từ này không phủ nhận một thực tại trong phạm vi thời gian, như chính trị, ở một mức độ nhất định, con người phải độc lập tự do để chịu trách nhiệm về quyết định của mình mặc dù điều đó cũng không nằm ngoài thánh ý của Thiên Chúa, nên chính trị vẫn phụ thuộc vào sự cai trị của Thiên Chúa. Đức Giêsu muốn các môn đệ của Ngài trước tiên phải trung thành với Thiên Chúa trong mọi vấn đề, đây cũng là Điều răn thứ nhất, và phán xét tất cả các vấn đề từ nhãn quan của Thiên Chúa liên quan đến con người và thế giới. Mặt khác, câu nói này của Chúa Giêsu đặt ra giới hạn đạo đức nhất định cho chính trị. Đó là, Giáo hội tham dự vào trật tự tạm thời này về mặt đức tin và đạo đức, cũng như một số vấn đề có liên quan đến sự thật thiêng liêng và kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Đặc biệt ngày nay, một số người đang chỉ trích Giáo hội vì đã can thiệp vào trong các vấn đề chính trị và xã hội. Họ cho rằng Giáo hội chỉ nên tập trung vào những gì thuộc linh, như: cử hành các bí tích, hoán cải tội nhân… Theo cách nhìn của họ về vấn đề tội lỗi, nghĩa là chỉ bao gồm những người phạm tội riêng tư, như say rượu, gian dâm, ngoại tình, cờ bạc, tham ăn… Nhưng họ quên rằng cũng có những tội lỗi xã hội, như: bóc lột sức lao động, buôn bán nội tạng người, áp bức ở các tầng lớp xã hội, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, bất công, tham nhũng, vô đạo đức chính trị… Những người sống đức tin có nghĩa vụ đánh giá là xấu xa và lên án các tội ác chính trị thuộc loại này. Chống lại những tội ác và bất công. Các tầng lớp phẩm trật trong Giáo Hội và tất nhiên tất cả mọi tín hữu phải quan tâm đến việc tạo ra một thế giới đạo đức, nên phải có nghĩa vụ và quyền phán xét chiều kích đạo đức của những hành vi bất công chính trị. Ngay cả các tiên tri thời xưa, như Giê-rê-mi-a cũng lên án mạnh mẽ những người Do Thái ngoan đạo trong thời của ông, họ thường xuyên lui tới Đền thờ trong khi bỏ bê công bằng xã hội (Gr 7,1-7). Theo nghĩa này, tất cả các nhà tiên tri đã can thiệp vào vấn đề chính trị và xã hội. Chúa Giêsu thực hiện chính xác điều tương tự trong lời rao giảng của chính Ngài. Và ngày nay, Giáo hội đang tiếp tục truyền thống này.

Hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì Ngài đã ban cho chúng ta, đó là chính chúng ta, con người được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, để rồi Ngài sẽ biến đổi nó bằng tình yêu của Ngài, để trở nên một tạo vật hoàn hảo trong sự kết hiệp với Đấng Tạo Hóa. Vì thế, một cách cụ thể, Thiên Chúa và giáo huấn của Ngài phải được ưu tiên trên mọi sự. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...