Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba, Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Từ chối và phản bội

THỨ BA TUẦN THÁNH

Gio-an 13,21-33.36-38

Từ Chối và Phản Bội

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Hôm nay đoạn văn Tin Mừng trình bày cho chúng ta hai loại phản bội: Sự phản bội của Giu-đa và sự từ chối của Phê-rô. Nhưng sự khác biệt giữa hai sự phản bội là gì? Sự phản bội của Giu-đa đã cố tình, lạnh lùng và tính toán. Hành động của ông được coi là tồi tệ nhất. Vì Chúa Giêsu thể hiện tình thương cách đặc biệt với ông ta trong Bữa Tiệc Ly qua một cử chỉ chấm bánh và trao cho ông, thật đáng buồn, Giu-đa đã từ chối hành động này của Chúa Giêsu, hành động của tình yêu và lòng trắc ẩn. Trong xã hội Do Thái, một cử chỉ trao một miếng bánh là một hành động được thực hiện bởi một người coi người kia là một người bạn chân chính và thân mật.

Trong khi Phê-rô, trong một phút yếu đuối, phủ nhận Ngài bằng lời thề nguyền. Phê-rô đã làm điều ngoài ý định, ngoài ý muốn của mình. Chúa Giêsu biết sức mạnh của lòng trung thành của Phê-rô, và sự yếu đuối trong quyết tâm của ông. Một người tính tình bộc trực, ruột để ngoài da, nói mà không cần đắn đo suy nghĩ kỹ về những gì mình đang nói. Ông hành động bốc đồng vì yếu đuối và hèn nhát.

Chúng ta có thể thấy mình nơi con người của Phê-rô. Tất cả chúng ta đều có điểm yếu. Nhưng Chúa thích dùng người yếu đuối. Trong thực tế, ta thấy có quá nhiều cái không hoàn hảo: thể chất, cảm xúc, trí tuệ và tinh thần. Và cũng có một số trường hợp không thể kiểm soát được làm suy yếu chúng ta, như: hạn chế tài chính và các mối quan hệ. Nhưng điều quan trọng hơn là những hành động gì sau đó liên quan đến những điểm yếu này. Đáng buồn thay là: chúng ta hay phủ nhận những điểm yếu của mình, bảo thủ, bào chữa, biện minh, che giấu chúng, cũng như phẫn nộ về chúng, và điều này ngăn cản Chúa sử dụng những điểm yếu này theo cách mà Ngài muốn.

Thiên Chúa có một cái nhìn khác về những điểm yếu của chúng ta. Vì: “Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,9). Thế nên, chúng ta có thể nói rằng Ngài thường hành động theo những cách vượt xa hoàn toàn với những gì chúng ta mong đợi. Kinh Thánh cho ta rất nhiều ví dụ về việc Thiên Chúa thích sử dụng những người không hoàn hảo, những người rất tầm thường để làm những điều phi thường bất chấp những điểm yếu của họ và một trong số đó là Thánh Phao-lô.

Rick Warren[1] gợi ý cho chúng ta về những việc cần làm để Chúa có thể sử dụng mình, nghĩa là để cho Ngài khắc phục những điểm yếu của mình:

Đầu tiên, thừa nhận điểm yếu của mình: hãy sở hữu sự bất toàn của mình, ngừng giả vờ rằng chúng ta có tất cả, hãy trung thực với chính mình. Thay vì sống trong sự phủ nhận hoặc đưa ra lời bào chữa, chúng ta hãy dành thời gian để xác định điểm yếu cá nhân của mình. Ta có thể lập một danh sách về nó.

Thứ hai, hãy chấp nhận với những điểm yếu của mình: đây là một biểu hiện của niềm tin vào sự tốt lành của Thiên Chúa. Có nhiều lý do để hài lòng với những điểm yếu của chúng ta theo Thánh Phaolô (2 Cr 12,7.9-10), như: Chúng khiến chúng ta phải phụ thuộc vào Chúa; ngăn chặn sự kiêu ngạo và giữ cho ta khiêm tốn; khuyến khích sự hiệp thông giữa các tín hữu; phát triển khả năng cảm thông của mình.

Thứ ba, thành thật chia sẻ những điểm yếu của mình: Thánh Phaolô đã công khai chia sẻ những thất bại của ngài: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19), sự thất vọng của ngài: “Chúng tôi đã phải chịu đựng quá mức, quá sức chúng tôi, đến nỗi chúng tôi không còn hy vọng sống nổi” (2 Cr 1,8) và nỗi sợ hãi của ngài: “Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy” (1 Cr 2,3). Tất nhiên điểm yếu có thể có rủi ro vì nó có thể hạ thấp uy tín của chúng ta trước người khác và có nguy cơ bị từ chối. Nhưng công khai sự thật về những yếu đuối sẽ giải phóng những xúc cảm. Mở ra làm giảm căng thẳng, khuếch tán nỗi sợ hãi và là bước đầu tiên để tự do.

Cuối cùng, vinh quang trong những điểm yếu của mình: Khi Sa-tan chỉ ra những điểm yếu của chúng ta, hãy cảm ơn hắn và đồng ý với hắn về sự thật đó và lấp đầy trái tim của chúng ta bằng lời ngợi khen Chúa Giêsu Kitô, Đấng “thấu hiểu mọi điểm yếu của chúng ta” (Dt 4,15) và Chúa Thánh Thần, Đấng trợ giúp chúng ta là những kẻ yếu hèn, (Rm 8,26). Vì vậy, ta hãy tự vấn rằng: Tôi có hạn chế sức mạnh của Thiên Chúa trong cuộc sống bằng cách cố gắng che giấu điểm yếu của mình không?

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn nhớ rằng Ngài luôn thực hiện điều tốt nhất khi chúng con biết thừa nhận những yếu điểm của mình. Nói như Thánh Phao-lô: “Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10). Vì “Sức mạnh của Đức Kitô được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối, thế nên tôi rất vui mừng và tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô mãi ở trong tôi” (2 Cr 12,9). Amen.

[1] Rick Warren , The Purpose Driven Life, tr. 272-278.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...