Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Ba, Tuần V PS, Ga 14,27-31: Bình an đích thực

THỨ BA TUẦN V PHỤC SINH

BÌNH AN ĐÍCH THỰC

(Ga 14,27-31)

M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên

Bình an là hai từ mà người ta thường chúc cho nhau vào các dịp lễ, tết hoặc lúc chuẩn bị lên đường đi xa… Bài Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của thầy” (Ga 14,27). Đức Giêsu không những chúc bình an, nhưng Ngài còn “để lại và ban bình an của Ngài cho các môn đệ”. Vậy, bình an của Chúa Giêsu đã để lại là bình an như thế nào? Phải chăng đó là sự bình an đích thực và là sự bình an trong tâm hồn?

  1. Bình an đích thực

Người đời chỉ chúc cho nhau được bình an, chứ không thể ban cho nhau sự bình an. Còn Đức Giêsu trước khi từ giả các môn đệ để đi về cùng với Chúa Cha. Ngài không những chúc bình an, nhưng Ngài còn để lại bình an cho các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của thầy” (Ga 14,27). Đồng thời, Ngài cũng để lại lời loan báo Tin Mừng bình an cho nhân loại (x. Cv 10,36). Bình an của Chúa Giêsu ban là thứ bình an đích thực, được bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là nguồn mạch bình an và có thể thánh hóa toàn diện con người chúng ta, để thần trí, tâm hồn và thân xác chúng ta, được gìn giữ vẹn toàn, không có gì đáng trách trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta (x. 1 Tx 5,23).

Thật là chí lý, khi Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận đã dạy các môn sinh của ngài rằng: “Mọi sự thế gian thảy đều vô lối, vô ích, chóng qua cả, trừ sự kính mến Chúa và làm tôi Người, đáng cho chúng ta chăm lo mà thôi. Vậy, cám ơn Chúa đã kêu gọi chúng ta vào dòng để chỉ lo một việc cao trọng ấy. Chúng ta phải lo sống kết hợp với Chúa, mọi việc chúng ta làm vì Chúa, làm cho Chúa chi cũng làm cho Chúa hết. Như vậy, chúng ta mới nếm được sự bình an đích thực của Chúa” (DN Cha Biển Đức Thuận, số 107).

Theo Thánh Biển Đức, sự bình an đích thực phải được nối kết với đức tiết độ, có nghĩa là phải có một sự quân bình, đúng thời, đúng lúc và thích hợp với mỗi hoàn cảnh. Do đó, nếu muốn được hưởng sự sống đích thực và vĩnh cửu, thì hãy nghe lời của Thánh Biển Đức khuyên dạy rằng “Chớ nói lời xằng bậy, gian dối; hãy làm lành, lánh dữ, hãy tìm kiếm và theo đuổi bình an” (Lời mở TL,17).

Còn theo thánh Phaolô, bình an đích thực chính là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Do đó, chúng ta hãy để cho Chúa Thánh hướng dẫn chúng ta trong mọi nơi mọi lúc (x. Gl 5,22-25). Vậy, ước gì ơn bình an mà Đức Giêsu đã hứa để lại và ban cho các môn đệ cũng điều khiển tâm hồn chúng ta được bình an trong cuộc sống hằng ngày (x. Cl 3,15).

  1. Bình an trong tâm hồn

Chúng ta có thể nói bình an của thế gian là không có dịch bệnh, chiến tranh, chết chóc, hận thù, ghen ghét, đố kỵ nhau… Còn bình an của Thiên Chúa là bình an sâu thẳm trong tâm hồn, là bình an của một người tràn ngập niềm tin và yêu thương. Cho dù có gặp rủi ro hay thất bại, chết chóc, đau thương… Nhưng vẫn tin nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa luôn ở với và ở cùng. Một người có được sự bình an của Thiên Chúa trong tâm hồn thì luôn khiêm nhường nhận ra thánh ý Thiên Chúa, tin tưởng và không nao núng trước những biến cố đổi thay. “Như khi nghe tin rằng, ngày mai sẽ bị bắt giam, hoặc Bề trên loại ra, thì kẻ khiêm nhường cũng cứ ngủ bình an; hay là khi nghe tin rằng, ngày mai sẽ được lên làm lớn, thì cũng thế thôi, cứ ngủ bình an. Cho nên, kẻ khiêm nhường được bình an luôn” (DN Cha Biển Đức Thuận, số 124).

Theo Thánh Biển Đức, một người có sự bình an trong tâm hồn là người đã tìm gặp được Thiên Chúa, nên không còn lo lắng với cơm áo gạo tiền, cũng chẳng cần bon chen với thế gian, nhưng luôn đặt mình trước mặt Thiên Chúa, sống trước sự hiện diện của Ngài và hằng ngày đặt cái chết trước mắt mình để suy gẫm sự đời (x. Tu Luật 4,47).

Lời của Vịnh Gia còn cho ta thấy khi một người có được sự bình an trong tâm hồn thì thân xác cũng được mạnh khỏe và an nhàn: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (Tv 4,9).

Thật vậy, để có được sự bình an đích thực trong tâm hồn, cần có sự tĩnh lặng nội tâm cũng như sự thinh lặng bên ngoài. Đồng thời cũng phải luôn sống khiêm nhường, lạc quan, tin yêu, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch bình an ban cho mỗi người chúng ta có được sự bình an đích thực trong tâm hồn. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...