Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Ba, Tuần V PS, Ga 14,27-31: Món quà bình an

THỨ BA TUẦN V MÙA PHỤC SINH

Gio-an 14,27-31

Món Quà Bình An

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong tập 1 của sách ‘Chuyện Hay Đông Tây’ kể rằng:

Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công sáng tác. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống trên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình… Bình yên thật sự. Nhà vua công bó: “Ta chấm bức tranh này!” (Trang 10).

Câu chuyện được kết luận: Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của người bình yên giữa một thế giới đang giằng xé bon chen.

Câu chuyện trên giúp cho ta hiểu phần nào về sự bình an thực sự theo cách hiểu của con người. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hứa ban cho các môn đệ của Ngài một sự bình an khác nữa đó là thứ bình an của chính Ngài. Bình an này giống nhưng khác với thứ bình an mà con người nghĩ ra hay khinh qua cuộc sống trần thế mà họ có được. Hay nói cách khác, sự bình an của thế gian chỉ là hình bóng cho ta một khái niệm mơ hồ nào đó về sự bình an mà Chúa Giêsu hứa ban, thế nên Ngài nói rõ với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (c. 27).

Sự bình an Kitô giáo vượt xa hơn sự vắng mặt của những rắc rối hay những điều phiền toái, hay những đe dọa làm sợ hãi. Nó bao gồm tất cả mọi thứ, những điều làm cho người ta trở nên tốt nhất, mạnh mẽ nhất và đạt đến sự bình an vĩnh viễn trong Chúa Kitô.

Theo Thánh Âu-gút-ti-nô bình an: Đầu tiên là ‘sự thanh thản của tâm trí’, nghĩa là, cho phép Chúa Giêsu kiểm soát suy nghĩ, nỗi sợ hãi và lo lắng của chúng ta. Thứ hai là “sự đơn thành của trái tim,” đó là sự hài lòng với những gì chúng ta có và những gì chúng ta đã nhận được như những món quà từ Thiên Chúa. Thứ ba là “sự yên tĩnh của linh hồn,” được hòa giải hoàn toàn với Chúa và với tha nhân.

Thông qua định nghĩa này của Thánh Âu-gút-ti-nô, ta có thể nói rằng, bình an không phải là một cái gì đó bên ngoài hoặc đâu đó xa vời với chúng ta. Nó không phụ thuộc vào các thỏa thuận địa phương, quốc gia hoặc quốc tế hoặc kết quả của sự cân bằng bấp bênh của các lực lượng đối lập, tất cả sẵn sàng vùi dập nhau nếu hiện trạng thay đổi. Tất nhiên chúng ta cũng cần những thứ này vì người ta đặt tên cho nó rất đẹp là ‘Hòa Bình’. Nhưng bình an đích thực là một cái gì đó nội tại. Nó nằm trong trái tim của những người không bị xáo trộn bởi bất kỳ xung đột bên ngoài nào. Nó phụ thuộc vào sự hòa giải mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thông qua Chúa Giêsu như một món quà.

Bình an không chỉ là kết quả của sự cân bằng bấp bênh giữa các quốc gia cũng như giữa con người với nhau, mà còn là kết quả của công lý. Và yếu tố quan trọng nhất của công lý là trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài. Điều này cũng có nghĩa là không thể có bình an thực sự trừ khi chúng ta được hòa giải với Đấng Tạo Hóa của mình. Người ta cầu xin sự bình an nhưng không phải đương nhiên có bình an, mà trước hết những ai muốn có được bình an đích thực từ Thiên Chúa thì phải được hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân.

Sự vắng mặt của xung đột không phải là bình an. Nhưng sự vắng mặt của Chúa Kitô trong cuộc sống của chúng ta luôn là sự vắng mặt của bình an. Chúa Giêsu là nguồn bình an của chúng ta. Ngài còn hứa ban Đấng Bảo trợ là Chúa Thánh Thần để dẫn dắt chúng ta đi vào trong quỹ đạo bình an của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Xin Chúa ban cho chúng con Thánh Thần của Ngài, để dẫn dắt chúng con luôn biết mở lòng đón nhận hồng ân mà Chúa ban cho chúng con mỗi ngày, qua Lời Ngài và qua Thánh Thể Chúa, để chúng con luôn được bình an vì có Chúa ở cùng chúng con và chúng con có thể dạn dĩ đem bình an ấy đến với anh chị em mình. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...