Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Bảy, Ngày 17/12 Mátthêu 1,1-17: Gia phả của Đức Giêsu

NGÀY 17 / 12

Mát-thêu 1,1-17

Gia Phả Của Đức Giêsu

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Hôm nay là ngày đầu tuần bát nhật vọng mừng mầu nhiệm Giáng Sinh. Tin Mừng hôm nay là khởi đầu Tin Mừng theo thánh Mát-thêu kể về Gia Phả của Đức Giêsu. Điều muốn nói với ta rằng: Đức Giêsu, Đấng Mê-si-a đã được tiên báo trong Cựu Ước, trong lịch sử của dân tộc Do Thái, hôm nay đã trở thành con người và đi vào trong lịch sử của nhân loại, thông qua trung gian của con người, để trở thành một thành viên trong gia đình nhân loại.

Cũng như quan niệm của người Việt Nam, gia phả thường tính theo nội tộc, văn hóa của người Do Thái cũng vậy. Nhưng nếu để ý ta thấy Tin Mừng về phả hệ của Đức Giêsu có đề cập đến tên của năm người phụ nữ: Ta-ma, Ra-hab, Ruth, Bát-sê-ba và Ma-ri-a. Trong số họ là tội nhân có, người ngoại quốc có và thánh thiện có. Đặc biệt hơn họ là những người sinh ra kẻ nối dòng là con trai theo cách li kỳ, ngoài hôn nhân: Ví dụ như: Ta-ma, người đã kết hôn với hai con trai của ông Giu-đa nhưng hai đời chồng ấy đã qua đời mà không có con. Đứa con nối dòng mà bà đã sinh ra là con của bố chồng trong một cú lừa rất ngoạn mục. Ra-háp là một kỹ nữ người Ca-na-an; Ruth, một phụ nữ xứ Mô-áp người ngoại quốc, chồng cô đã chết không có con và cũng đã sinh con cùng với người chú bên chồng mà không có hôn thú gì; Bát-sê-ba, mẹ của Vua Sa-lô-môn đã cùng vua David ngoại tình sau đó được vua cưới về và sinh ra Sa-lô-môn; Đức Maria đã thụ thai một người con trai mà không cần đến đàn ông, nếu bị tố giác thì tội này sẽ bị phạt ném đá cho đến chết. Tại sao lại như vậy?

Ta thấy xuất thân của một người khá là quan trọng, nếu được sinh ra từ một dòng giống danh giá, người ta cũng có đầy những tự hào và cũng là động lực để vươn lên. Việt Nam chẳng có câu: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” đó sao. Vậy tại sao phả hệ của Đức Kitô lại đề cập tới những nhân vật mà theo ta không nên đề cập tới! Đúng không? Nhưng nếu lấy những quan niệm của nhân loại như: “Con chim quý phải ở lồng son” thì có lẽ Con Thiên Chúa sẽ không bao giờ có cơ hội làm người và con người xuất thân từ cát bụi cũng chỉ trở về cát bụi mà thôi. Vì thế, những nhân vật trong phả hệ của Đức Giêsu không phải là điều làm cho người ta hoang mang, bi quan, mà cho ta thấy rằng toàn bộ câu chuyện của loài người đang cần được chữa lành và cứu rỗi.

Điều này cũng nói với ta rằng mặc dù Đức Giêsu được sinh ra là người Do Thái nhưng Ngài không chỉ dành cho người Do Thái và những người thánh thiện, mà còn cho cả những người không phải là người Do Thái và các tội nhân. Chính Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi không đến để gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,13). Và cũng trong những câu cuối trong Tin Mừng Thánh Mát-thêu, Đức Giêsu đã sai các tông đồ của Ngài đến khắp thế gian để loan báo Tin Mừng và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài (x. Mt 28,19).

Đúng là con người tự nhiên, hầu hết ai cũng muốn xác định mình  là người tốt, đáng được kính trọng và là người có thế giá. Người ta dễ dàng tự hào và hãnh diện khi nhắc đến những người thân, những người anh hùng, tốt lành thánh thiện, có đời sống mẫu mực khiến người khác nể phục. Và ngược lại, dễ dàng làm ngơ, giữ im lặng và tránh đề cập đến những người thân có những tỳ vết không mấy sáng sủa. Thậm chí nhiều người, nếu có thể, còn sẵn sàng chối bỏ cả nguồn gốc của mình để vinh thân cầu lộc. Nhưng trong trường hợp của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Ngài không giữ im lặng; Ngài không xấu hổ khi nói với chúng ta rằng tổ tiên của Ngài là hỗn hợp của các vị thánh và tội nhân; kẻ ngoại tình, gái điếm, người phản bội và người nước ngoài; vua chúa và nông dân, người nam và người nữ. Giống như Đức Giêsu, ai cũng có một dòng tộc nhân loại, nếu ta tự hào về những người tốt trong gia tộc và bạn bè, hãy cảm tạ Chúa. Đối với những người không tốt hoặc chưa tốt, ta có thể tha thứ cho họ và dâng họ cho Chúa.

Dòng giống tổ tiên không phải để cho ta phê bình hay tự hào thái quá, nhưng được đề cập đến để ta biết rằng mỗi người đều có một nguồn gốc, và tận cùng của nguồn cội đó chính là Thiên Chúa. Đấng yêu thương và đã dựng nên con người, rồi đã làm người như chúng ta để sửa chữa lại những gì hư hỏng nơi con người và để cứu độ đem chúng ta về với Thiên Chúa là nguồn sự sống, tình yêu và hạnh phúc đích thực của con người.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết rằng, nguồn gốc duy nhất mà chúng con được hiện hữu đó chính là Thiên Chúa Cha, và trở về với Cha mới là cùng đích hạnh phúc của cuộc đời chúng con như lời mời gọi của Thầy Giêsu: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...