Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024

Thứ Bảy, Tuần IX TN, Mc 12,8-44: Hai đồng xu nhỏ của góa phụ nghèo

THỨ BẢY TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 12,8-44

Hai Đồng Xu Nhỏ Của Góa Phụ Nghèo

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu tại thế, cũng giống như thời phong kiến của xã hội Việt Nam về việc coi thường phụ nữ, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.” Đặc biệt là góa phụ, là một người được kể như không có, họ chỉ có được danh phận khi dựa vào chồng hoặc con. “Tề gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.” Vì thế, góa phụ là một trong những người bị bóc lột và bần cùng, vì cô không phải là vợ hay là mẹ của bất kỳ ai; cô ấy không có gia đình riêng của mình; cũng đồng nghĩa với việc không được chia cho phần gia sản của tổ tiên. Một vấn đề xã hội khác; mất chồng là mất địa vị và vì vậy không ai có thể cung cấp cho cô ấy một danh tính. Nói cách khác, một góa phụ thời đó là biểu tượng của sự nghèo khổ và bất lực.

Tin Mừng hôm nay giới thiệu một bà góa nghèo, lại là mẫu mực của sự hào phóng bất chấp sự nghèo khó của cô. Chỉ sở hữu có hai đồng xu để sinh tồn, thế mà không giữ lại cho mình một đồng, Cô đã bỏ cả hai đồng xu nhỏ cuối cùng vào trong hòm tiền dâng cúng cho đền thờ. Khi người ta nghèo đói đến tận cùng, con người ta có thể làm bất cứ điều gì để bảo tồn mạng sống, kể cả tranh dành và cướp giật. Nhưng ở đây, trong tình huống khó khăn đến tận cùng thì người góa phụ kia lại sẵn sàng dâng cúng mọi sự mình đang có. Vì cô tin tưởng hoàn toàn vào sự quan phòng của Thiên Chúa trên cuộc đời mình. Đây gọi là sự hào phóng trong tinh thần, không có nhiều nhưng dám cho đi tất cả. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đánh giá cao sự rộng lượng cực đoan như vậy và chỉ ra tấm gương hào phóng của của cô cho các môn đệ, chứ không phải những người giàu có chỉ dâng cúng những của cải dư thừa của họ. Trong thực tế ta thấy nhất là những con người thời đại ngày nay thích khoe khoang, phô trương những sự hào phóng của mình dựa trên tiền bạc mà họ có. Người ta đóng góp trong việc xây dựng nhà thờ thì phải có bằng này bằng nọ, phải có bảng đá ghi tên, nói không quá rằng, thường xuyên những người giàu mong đợi được tổ chức và tưởng niệm cho sự cống hiến của họ. Người nghèo thường không mong đợi gì được đáp lại. Còn Chúa Giêsu thì đánh giá sự hào phóng của mỗi người, không phải bằng số lượng của cải họ có mà bằng chất lượng của những món quà của lòng quảng đại hào phóng của mỗi người. Trong mắt của Thiên Chúa, điều quan trọng nhất không phải là người ta cho đi bao nhiêu mà là ý định trong sạch khi họ cho đi; không phải người ta làm bao nhiêu mà là họ yêu thích những gì mình đang làm.

Qua tấm gương góa phụ nghèo, Chúa Giêsu dạy ta về lòng quảng đại như:

  1. Cho đi mà không có điều kiện nào đính kèm. Chúa Giêsu nói với ta rằng sự hào phóng thực sự thì không có bất kỳ sự ràng buộc nào. Sự thực thì đa số người ta dường như đang tìm kiếm sự trả ơn và công nhận cho những gì họ làm. Do đó, tình yêu của họ đối với Thiên Chúa và những người khác thường có điều kiện đi kèm. Điều này không phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu khi Ngài dạy các môn đệ “Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh thì đừng đòi lại. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình thì có gì là ân với nghĩa? Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình thì còn gì là ân với nghĩa? Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa?” (Lc 6,27-38). Do đó, sự hào phóng mà Chúa Giêsu muốn dạy cho các môn đệ là một tình yêu thực sự không tìm kiếm bất cứ điều gì đáp lại. Tất cả tình yêu muốn làm là cho đi. Là yêu thương cả kẻ thù và có lòng nhân từ như Chúa
  2. Có tình yêu, những điều nhỏ bé nhất cũng trở nên vĩ đại trước con mắt của Thiên Chúa. Ta thấy thánh Tê-rê-sa Hài Đồng. Cô ấy là một vị thánh nổi tiếng không phải vì những điều kỳ diệu tuyệt vời mà cô đã làm, mà vì những điều nhỏ bé cô đã thực hiện với tình yêu. Cô xác tín rằng ơn gọi của mình là ơn gọi yêu thương. Đôi khi những điều nhỏ nhặt này có thể là nụ cười, vỗ vai, ngồi thẳng trên ghế hoặc đơn giản là chấp nhận sự khó chịu của người khác với niềm vui. Vấn đề không phải là số lượng bên ngoài của hành động của mình mà là tình yêu dành cho tha nhân luôn thôi thúc ta hành động theo ý muốn của Thiên Chúa.Vì vậy, ta hãy làm việc tốt không phải quá nhiều với số lượng đong đếm từ cái nhìn của mình, nhưng với trái tim luôn đặt vào trong mọi hành động với ý hướng làm hài lòng Thiên Chúa, Người nhìn thấy tất cả mọi thứ không phải qua hành động nhưng từ sâu thẳm của trái tim, của tâm hồn.

Lạy Chúa, xin biến đổi trái tim thấp hèn và ham hố lợi lộc, danh vọng trần thế của con, và đặt vào trong trái tim con tình yêu của Ngài. Để trong mọi hành động của con từ đây luôn được xuất phát bởi tình yêu với Ngài mà thôi. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 25-04, Thánh Máccô, tác giả sách Tin Mừng, Mc 16,15-20: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

Ngày 25-04, Thánh Máccô, tác giả sách Tin Mừng, Mc 16,15-20 Đức Giêsu là Con Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Máccô là một trong...

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh, Ga 12,44-50: Tin vào Đấng Cứu Độ trần gian

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh, Ga 12,44-50 Tin Vào Đấng Cứu Độ Trần Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong các ngày 9-14/04/2024, Đức Tổng giám...

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh, Cv 11,19-26: Hội thánh sống động nhờ Chúa Thánh Thần

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh, Cv 11,19-26 Hội thánh sống động nhờ Chúa Thánh Thần Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay có các...

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh, Ga 10,1-10: Chúa là mục tử nhân lành

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh, Ga 10,1-10 Chúa là mục tử nhân lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ở đất nước Do thái vào thời Chúa...

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 : “Đây là mầu nhiệm đức tin”

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 “Đây là mầu nhiệm đức tin” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum, Chúa Giêsu tuyên bố:...

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...