Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

Thứ Bảy, Tuần XXIV TN, Lc 8,4-15: Dụ ngôn người gieo giống

THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 8,4-15

Dụ Ngôn Người Gieo Giống

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một nghiên cứu về truyền thông đã đưa ra kết quả là: Tốc độ nói của một người có thể đạt 100 đến 175 từ mỗi phút, nhưng người ta có thể nghe hiểu ở mức 600 đến 800 từ mỗi phút. Mà vì lợi thế của việc nghe nên lại là sự bất lợi cách nào đó khi đa số người ta chủ quan và ít khi chăm chú lắng nghe 100%. Thông thường người ta chỉ dùng rất ít khả năng để nghe một vấn đề gì đó, còn lại là đầu óc của họ đang suy nghĩ hay xử lý việc khác. Vì vậy nên khả năng nắm bắt vấn đề người khác đang trình bày rất là giới hạn. Chỉ khi nào người ta lắng nghe cách tích cực, lắng nghe có chủ đích. Có thể là để có được thông tin, có được hướng dẫn, hiểu người khác, giải quyết vấn đề, chia sẻ quan tâm, xem người khác cảm thấy thế nào, thể hiện sự ủng hộ, v.v… Điều này đòi hỏi người nghe phải chú ý đến lời nói và cảm xúc của người diễn giả để hiểu. Đồng thời cũng phải nghe các thông điệp khác nhau, hiểu ý nghĩa và sau đó xác minh ý nghĩa bằng cách đưa ra áp dụng cho đời sống của mình.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta về dụ ngôn người gieo giống. Đây cũng là cách Chúa Giêsu mô tả về công việc gieo giống vào thời của Ngài. Qua dụ ngôn này, Ngài muốn nói với chúng ta về thái độ lắng nghe Lời Chúa là hạt giống Tin Mừng, hạt giống Nước Trời mà Ngài đang gieo nơi tâm hồn mỗi người chúng ta. Nó có nảy sinh hoa trái không, và mức độ đơm hoa kết trái như thế nào thì tùy thuộc vào mảnh đất tâm hồn của mỗi người hay vào thái độ lắng nghe Lời Chúa của chúng ta.

Có bốn thái độ nghe mà Chúa Giêsu đã diễn tả để chúng ta có thể tìm hiểu xem mình đang ở vào tình trạng nào:

Trước tiên, “Một số hạt giống rơi trên vệ đường.” Nếu tâm hồn chúng ta là vệ đường, ở đó chúng ta sẽ chứng kiến trăm ngàn thứ đi qua lại, những cái đọng lại chỉ là bụi bặm cùng với những cái người và vật thải ra trên nó thôi. Cho dù mỗi ngày nó chứng kiến muôn vàn thứ tốt đẹp lướt qua nó. Nhưng không có gì tốt mà người ta để lại ở vệ đường. Người ta hay nói: câu chuyện qua đường, nghĩa là nghe cho vui tai xong rồi quên ngay, chẳng dính líu gì tới mình. Hay có thể nói nghe như nước đổ lá môn, từ tai này sang tai kia và đi luôn. Không sinh hoa trái nào cả.

Thứ hai, “Một số hạt giống rơi trên đá.” Trái tim chai đá, tượng trưng cho tâm hồn chai lì và rắn chắc, không có lời nào có thể thấm vào được. Nó vô cảm và lạnh lùng, sống khép kín và tách biệt. Đây là tình trạng không hiếm gặp khi ai đó đã cho mình là nhất thì không người nào có thể thêm được gì vào nữa. Đây cũng tượng trưng cho thái độ cao ngạo của con người. Cho dù tình thương của Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về bất cứ ai khi Ngài phán: “Ta sẽ lấy khỏi lòng các ngươi quả tim chai đá, ban tặng một quả tim biết yêu thương” (Ed 11,19). Nhưng vấn đề là người ta có chịu đem trái tim chai đá của mình đến qua việc đón nhận các bí tích, để Chúa thay cho một trái tim bằng thịt hay không!

Thứ ba, “Một số hạt giống rơi vào bụi gai.” Nó có cơ hội phát triển ở đó, nhưng mọi thứ khác cũng đang phát triển ở đó. Điều này nói lên sự quan tâm của chúng ta đang bị chi phối tới hàng ngàn thứ, và chỉ có một chút nhỏ dành cho Lời của Chúa. Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, tôi đã dành được bao nhiêu phút cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa? Trả lời câu hỏi này mỗi người chúng ta tự biết được cây trường sinh của chúng ta trĩu hạt sai bông như thế nào.

Thứ tư, “Một số hạt giống rơi xuống đất tốt.” Đất tốt tượng trưng cho trái tim quảng đại rộng mở của người chăm chú lắng nghe Lời Chúa, biết tập trung mọi khả năng, năng lực để nghe và hiểu rồi áp dụng vào cuộc sống. Để họ được nên một với Lời, và Lời Hằng Sống của Thiên Chúa sống trong họ. Những người này có thể nói như thánh Phao-lô rằng: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Quả thật nếu Lời của Đấng Hằng Sống sống động trong tâm hồn chúng ta thì mùa màng bội thu là chuyện đương nhiên.

Qua đó cho thấy việc lắng nghe của chúng ta mang lại lợi ích như thế nào, đặc biệt là đối với Lời của Chúa. Nhưng đừng quên rằng, không có Chúa chúng ta không thể làm gì được. Không phải niềm tin và việc làm của chúng ta tự bảo đảm cho mình, mà là chính Thiên Chúa, Đấng chúng ta tin tưởng là Đấng gìn giữ chở che. Đời sống Ki-tô hữu không chỉ là học thuộc các chương và câu trong Kinh thánh, và tham dự các Thánh lễ hằng ngày. Điều đó tốt nhưng chưa đủ, điều quan trọng là lắng nghe Lời Chúa và làm cho Lời Chúa, Lời Hằng Sống, trở nên sống động xuyên qua mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của chúng ta.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết lắng nghe và hãy làm cho Lời của Ngài đọng lại trong mọi ngõ ngách thẳm sâu của tâm hồn chúng con, để biến con người chúng con thành Lời sống động của Chúa mà trổ sinh nhiều hoa trái cho nhân loại. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên (Mt 10,24-33) “Đừng Sợ! Con Quý Giá Trong Mắt Cha”

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên (Mt 10,24-33) "Đừng Sợ! Con Quý Giá Trong Mắt Cha" Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Lời Chúa hôm nay...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường Niên (Mt 10,16–23) Khôn như rắn, đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường Niên (Mt 10,16–23) Khôn như rắn, đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Khi sai các môn đệ ra...

Thứ Năm, Tuần XIV Thường niên, Mt 10,7-15: Được cho không, phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên – Mt 10, 7-15 Được Cho Không, Phải Cho Không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Mỗi lần tiễn ai đó lên...

Thứ Tư, Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7: Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay ghi lại việc...

Thứ Ba, Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Xin “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Xin “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay kể lại một phép lạ: Chúa Giêsu...

Thứ Hai, Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa

Thứ Hai, Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ xảy ra...

Thứ Bảy, Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay vì nhiều lý...

Thứ Sáu, Tuần XIII Thường niên, Mt 9,9-13: Phải chăng Chúa đã chọn lầm Matthêu?

Thứ Sáu tuần XIII thường niên – Mt 9,9-13 Phải Chăng Chúa Đã Chọn Lầm Mátthêu? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Ơn gọi của thánh Mátthêu là...

Ngày 3/7, Thánh Tôma Tông Đồ, Ga 20,24-29 “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”

Ngày 3/7, Thánh Tôma Tông Đồ, Ga 20,24-29 "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hình ảnh Thánh Tôma Tông...

Thứ Tư, Tuần XIII Thường niên, Mt 8,28-34: Từ bỏ ma quỷ giữa đời thường

Thứ Tư Tuần XIII Thường niên, Mt 8,28-34 Từ bỏ ma quỷ giữa đời thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Liệu có ma quỷ trong thế giới...

Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Lc 2,41-51: Trái tim vô nhiễm nguyên tội

Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội  (Lc 2,41-51) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hướng nhìn lên Trái Tim Vô Nhiễm giữa thế giới nhiễm tội Thế...

Thứ Bảy, Tuần XII Thường Niên (Mt 8,5-17): Phép lạ của lòng tin

Thứ Bảy, Tuần XII Thường Niên (Mt 8,5-17) Phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà...