Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thứ Ba, Tuần II TN, Mc 2,23-28: Ngày Sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sa-bát.

THỨ BA TUẦN II THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 2,23-28

Ngày Sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sa-bát.

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Giữ ngày Sa-bát là điều răn thứ ba trong mười điều răn của Thiên Chúa: “Tuân giữ ngày Sa-bát, ngày được thánh hiến dành riêng cho Thiên Chúa” (Xh 20,8-10). Những người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng hôm nay đối đầu với Chúa Giêsu về vấn đề giữ ngày Sa-bát, ngày thánh. Kiêng việc xác ngày Sa-bát có nghĩa là dành thời gian để ghi nhớ và tôn vinh lòng tốt của Thiên Chúa, và sự tốt lành trong công việc của Ngài. Một ngày dành riêng cho sự ngợi khen Thiên Chúa, về công việc sáng tạo và cứu độ của Ngài cho con người. Đó cũng là tạm ngưng lại những công việc bận rộn hằng ngày để được nghỉ ngơi, đây là điều cần thiết để làm mới lại đời sống. Các môn đồ của Chúa Giêsu bị các Kinh sư và người Pha-ri-sêu khiển trách, không phải vì bứt lúa ăn khi đi qua cánh đồng, mà vì làm việc đó vào ngày Sa-bát. Để bảo vệ các môn đệ, Chúa Giêsu lập luận từ Kinh Thánh về việc Vua Đavít đã vào đền thờ ăn bánh tiến, thứ bánh mà chỉ các tư tế mới được ăn. Mà chúng ta biết, đối với người Do Thái, Vua Đavít là Thánh Vương, là mẫu mực của họ, qua đó Chúa Giêsu muốn nói rằng, nhu cầu của con người được ưu tiên hơn so với phong tục nghi lễ. Ngài khẳng định: “Ngày Sa-bát được tạo ra cho con người, không phải con người cho ngày Sa-bát”. Đó là lý do tại sao “Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát.”

Lời khẳng định: “Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát,” chữ “Con Người” trong bản văn được viết hoa ám chỉ về chính Chúa Giêsu, Ngài là trung tâm của đền thờ, của các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng và Ngài là trung tâm của niềm tin tôn giáo của đời sống Ki-tô hữu:

  1. Ngài là trung tâm của việc thờ phượng của chúng ta. “Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát”. Sự khẳng định này gây ngạc nhiên cho người nghe nhưng đây là sự thật. Chúa Giêsu phải là trung tâm của tất cả các niềm tin tôn giáo của chúng ta. Hiến chế về Phụng vụ của Công đồng Vatican II số 7 đã mô tả rất hay về điều này khi nhấn mạnh sự hiện diện đa dạng của Chúa Giêsu trong các nghi thức phụng vụ của Giáo hội. Rằng Ngài hiện diện trong Thánh lễ không chỉ trong con người mục tử mà nhất là trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài hiện diện trong các bí tích để khi bất cứ ai chịu phép thanh tẩy, đó thực sự chính Chúa Ki-tô là người rửa tội. Ngài hiện diện trong Lời của Ngài vì chính Ngài là người nói khi Kinh Thánh được đọc trong Giáo hội. Cuối cùng, Ngài hiện diện khi Giáo hội cầu nguyện và ca ngợi, vì Ngài đã hứa “Nơi đâu có hai hoặc ba người tập hợp lại với nhau nhân danh Ta, có Ta ở giữa họ” (Mt 18,20). Vì vậy, Ngài thực sự là trung tâm của tất cả sự thờ phượng của chúng ta.
  1. Ngài là trung tâm của lời cầu nguyện cá nhân của chúng ta. Bằng cách nói, ‘Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát,’ Ngài đang nói với ta rằng, Ngài là trung tâm của lời cầu nguyện cá nhân của mỗi người. Ngay cả Kinh Mân Côi hay những lời cầu nguyện khác với Đức Maria, tất cả lời cầu nguyện đều tập trung vào Chúa Ki-tô vì đây là một sự suy ngẫm về khuôn mặt của Chúa Ki-tô. Đời sống tinh thần và nội tâm của ta được gắn kết trong một mối liên hệ riêng tư, tri kỷ, tình bạn và tình yêu mãnh liệt dành cho Chúa Ki-tô. Ta cần có Ngài ở bên mỗi ngày, vì Ngài làm chủ cả hành trình tâm linh của chúng
  2. Chúa Giêsu là trung tâm và nền tảng của đạo đức luân lý. Ngài nói: “Ngày Sa-bát được tạo ra cho con người, không phải con người cho ngày Sa-bát.” Qua những lời này, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng, luật luân lý là kết quả rất hiển nhiên của con người, và là sứ mệnh siêu nhiên của Ngài. Chúa Ki-tô là chìa khóa cuối cùng để hiểu ta đang theo đuổi điều tốt đẹp như thế nào, trong các quyết định luân lý đạo đức hàng ngày của mình. Chúa Ki-tô là nền tảng và giải thích cuối cùng cũng như phán xét tất cả hành động đạo đức của ta; thiện và ác. Tất cả những điều thiện hảo đó dẫn ta đến cuộc sống vĩnh cửu trong Chúa Ki-tô, trung tâm của lịch sử loài người và mang lại ý nghĩa cụ thể cho tất cả.

Xin Chúa Ki-tô luôn là trung tâm điểm của mọi sinh hoạt của mỗi người để mỗi ngày chúng con được lớn lên trong Ngài, được trưởng thành hơn trong đời sống đức tin, tới tầm vóc viên mãn của con người mới trong con người Giêsu Ki-tô. Để chúng con biết nhìn nhận mọi việc và mọi người không qua con mắt xác phàm hay một mớ lề luật cứng ngắc mà nhìn bằng con mắt của chính Chúa Giêsu Ki-tô. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...