Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai, Tuần III MC, Lc 4,24-30: Chúa Giêsu bị từ chối tại Na-da-rét

THỨ HAI TUẦN III MÙA CHAY

Lu-ca 4,24-30

Chúa Giêsu Bị Từ Chối Tại Na-da-rét

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Dưới đây là những bình luận về cha xứ trong một giáo xứ điển hình có tên là “Tu sĩ linh mục luôn luôn sai” được diễn tả như sau:

Nếu cha xứ bắt đầu thánh lễ đúng giờ, mọi người nói đồng hồ của ngài sai.

Nhưng nếu cha xứ đợi mọi người vào đông đủ, họ nói ngài chưa bao giờ đúng giờ.

Nếu cha xứ giảng quá lâu, họ nói rằng nhàm chán.

Nhưng nếu bài giảng của cha xứ quá ngắn, họ nói ngài không chuẩn bị. Nếu cha xứ yêu cầu quyên góp, họ nói ngài tham lam.

Nhưng nếu cha xứ không kêu gọi, họ nói ngài tự cao và lười biếng. Nếu cha xứ đến thăm các gia đình, họ nói ngài luôn thích ở ngoài.

Nhưng nếu cha xứ ở lại nhà xứ, họ nói rằng ngài không có thời gian dành cho họ.

Nếu cha xứ còn quá trẻ, họ nói ngài không có kinh nghiệm. Nhưng nếu cha xứ hơi lớn tuổi, họ nói ngài nên nghỉ hưu. Nhưng khi một cha xứ qua đời, không ai có thể thay thế ngài.

Tính cao ngạo, nhiêu khê và hay đòi hỏi người khác dường như là bản tính cố thủ của con người. Ngay cả những người xem ra không làm nên chuyện gì nhưng phê bình và yêu sách xem ra cũng không thua một ai!

Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã trở lại Na-da-rét và Ngài đang giảng trong hội đường. Người ta đã cho rằng, Ngài là người con trong làng nên có nghĩa vụ phải thực hiện phép lạ cho họ. Ưu tiên cho họ trước bất cứ ai hay bất cứ nơi nào khác, những người bệnh của họ nên được chữa lành trước. Nhưng Chúa Giêsu cho họ thấy rằng Ngài thực hiện mọi việc, không chỉ với họ mà còn với tất cả mọi người; rằng Chúa quan tâm đến tất cả mọi người không có sự thiên vị nào. Ngài đến trần gian với vai trò Đấng Cứu thế chứ không phải là một người làm vui cho họ như lời khẳng định: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Đó là trong tình huống người ta muốn dùng ý kiến đám đông để áp đảo Ngài, nhưng Ngài vẫn làm chủ mọi tình huống và chỉ cho họ thấy việc sai trái mà họ sắp làm. Việc ấy dường như là một bệnh di truyền từ thời cha ông của họ.

Chúa Giêsu đã trích dẫn các ví dụ của hai nhà tiên tri nổi tiếng: Ê-li-a, người đã làm phép lạ để nuôi sống một góa phụ ở Sa-rép-ta (1V 17,9) là người sống trong lãnh thổ ngoại giáo của miền Xi-đôn khi có nạn đói trên khắp Ít-ra-el; và Ê-li-sa, người đã thanh tẩy Na-a-man người xứ Sy-ri-a (2V 7,1.3) bị bệnh phong hủi mặc dù ông ta là người nước ngoài và có thể nói là kẻ thù. Và điều này làm những người nghe Ngài tức giận, vì họ muốn coi mình là độc quyền đối với Thiên Chúa. Họ đã phẫn nộ vì cho rằng họ là những người được Chúa chọn. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu đã đặt tất cả họ lên cùng một cấp độ. Và như thế dân làng muốn tẩy chay Ngài. Có lẽ không có cái buồn nào hơn khi bị những người đồng hương từ chối, trong khi, đáng ra họ phải là những người hậu thuẫn vững chắc cho Người Con của xứ sở, đã ra đi nổi tiếng như cồn, và nay đem vinh quang về để công bố cho họ, một món quà vô cùng vĩ đại, đó là Tin Mừng cứu độ. Tệ hơn nữa, vì sự tức giận, người ta đã đuổi Ngài ra khỏi thành chỗ đỉnh núi cao với ý định đẩy Ngài xuống vách đá.

Qua đó cho thấy rằng, người ta chỉ muốn một Thiên Chúa đến để thực hiện ý họ, chứ không phải để ý Chúa được thực hiện. Việc đón nhận và thực thi thánh ý Chúa thật không dễ chút nào, vì con người ta đầy cao ngạo và độc đoán.

Cũng chẳng hơn gì những người dân làng Na-da-rét xưa, thường chúng ta yêu mến Thiên Chúa vì Ngài làm điều này điều nọ cho mình, khi ta muốn gì là Ngài đáp ứng ngay. Nếu không được như thế, chúng ta cũng sẽ tẩy chay Ngài cách nào đó. Như có những người chạy đến với các tà thần, bói toán, bùa ngải, hay cậy đến sức mạnh và thế lực trần gian để thỏa mãn ước muốn của mình. Thay vì lắng nghe và đón nhận thánh ý Chúa, người ta lại tìm cách đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời của mình.

Ơn cứu độ là tình yêu nhưng không và là sáng kiến của Thiên Chúa dành cho con người chứ không phải do ý muốn của chúng ta. Muốn đón nhận được ơn cứu độ thì điều cần thiết là sự khiêm tốn lắng nghe và chấp nhận mọi thứ từ Thiên Chúa, từ Lời của Ngài. Khiêm tốn mới mở lòng đón nhận sự thật và sự thật sẽ giải phóng chúng ta. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...