Thứ Sáu, 25 Tháng 4, 2025

Thứ Hai, Tuần IV PS, Ga 10,11-18: Mục tử nhân lành

THỨ HAI TUẦN IV MÙA PHỤC SINH

Gio-an 10,11-18

Mục Tử Nhân Lành

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi những người theo Ngài là chiên và chính Ngài là mục tử. Hình ảnh của người mục tử là người chăn cừu, đây là hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi đối với văn hoá du mục của người Do Thái. Những nhà lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái cũng được gọi là ‘Mục Tử’. Đức Giêsu Kitô Ngài đã tự xưng mình là Mục Tử Nhân Lành, những người đại diện của Ngài để chăn dắt các tín hữu trong Giáo Hội cũng được gọi là các vị ‘Mục Tử’ như các Giám mục và các Linh mục, cũng như các vị bề trên trong các cộng đoàn tu sĩ. Vai trò của người lãnh đạo thì luôn rất quan trọng trong bất cứ tổ chức nào.

Trong Kinh Thánh cũng rất đề cao vai trò của các vị mục tử, danh từ “Mục tử” xuất hiện rất thường xuyên, và được coi như “Người bảo bệ”, đôi lúc là “Vị chủ chăn” (Gr 2,8; 3,15). Theo nghĩa bóng, từ “Mục tử” được sử dụng để thể hiện mối quan hệ của những người cai trị với các người thuộc quyền của họ. Trong Kinh Thánh, diễn tả mối dây liên kết giữa Thiên Chúa với dân của Ngài (Ga 10,11.14; 1Pr 2,25; 5,4).

Nhưng, cho dù theo nghĩa bóng hay nghĩa đen, Chúa Giêsu cũng mô tả cho thấy có rất nhiều loại chủ chăn trong môi trường xã hội. Và đương nhiên không phải tất cả họ đều tốt lành. Thái độ của những người chăn thuê được trả tiền để làm việc. Nếu khoản thanh toán là tối thiểu, thời gian dành cho đàn chiên được giao phó cho họ cũng là tối thiểu. Họ bỏ mặc chiên của mình và tìm kiếm thù lao hậu hĩnh hơn nơi các đàn chiên khác. Họ không có sự gắn bó với một đàn chiên nào và không có nghĩa vụ ràng buộc với đàn chiên. Tiên tri Êdêkien đã nói:

Chúng ta hãy xem lời Thiên Chúa là lời không ve vãn ai, nói gì với các mục tử chỉ lo cho mình chứ không lo cho chiên. Các ngươi uống sữa, mặc đồ len, giết chiên béo tốt, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không bồi dưỡng; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên bị lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bào và hà khắc. (Ed 34,2-4).

Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, Mục Tử Nhân Lành đích thực không hoạt động vì thù lao hay hoa hồng mà là sứ mạng. Là người Kitô hữu, ngoại trừ những ơn gọi riêng biệt như các giám mục và các linh mục, mỗi chúng ta cũng được mời gọi để trở nên các vị mục tử nhân lành cho những người dưới quyền của mình, cũng như những người chưa nhận biết Thiên Chúa, các Kitô hữu có bổn phận thể hiện một Chúa Giêsu Kitô, một mục tử nhân lành cho mọi người. Vì chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã làm gương cho chúng ta trong suốt hành trình của Ngài nơi trần thế, và cao điểm là bữa tiệc ly, sau khi rửa chân cho các tông đồ, Ngài nói: “Chính Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân anh em. Thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Đây là tấm gương phục vụ cụ thể mà Chúa muốn các môn đệ của Ngài thực hiện.

Người mục tử được kêu gọi để hy sinh mạng sống của mình cho đoàn chiên. Thánh Tê-rê-sa ở Cal-cút-ta, qua bài phát biểu lúc nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, ngày 11 tháng 12 năm 1979 tại Oslo, Na Uy đã chỉ chúng ta làm thế nào để có thể trở thành người mục tử tốt lành trong mọi lúc, ngay cả khi đau đớn bệnh tật. Thánh nữ nói:

Chúng ta hãy luôn luôn gặp gỡ người khác bằng một nụ cười, vì nụ cười là khởi đầu của tình yêu và một khi chúng ta bắt đầu yêu nhau một cách tự nhiên, chúng ta muốn làm gì đó… Những gì chúng ta đã làm chúng ta không nên làm nếu bạn không chia sẻ với những lời cầu nguyện, với những món quà của bạn, đây là việc cho đi không ngừng. Nhưng tôi không muốn bạn cho tôi từ sự dư thừa của bạn, tôi muốn rằng bạn cho tôi cho đến khi thấy đau xót.

Lạy Chúa, Chúa đã kêu gọi chúng con trở thành những người mục tử nhân lành, để chúng con chuyển tải sự hiện diện của Chúa đến với mọi người. Xin Chúa ban ơn trợ giúp chúng con biết sống thân tình với Ngài trong cầu nguyện, trong phụng vụ Thánh Thể, cũng như qua tiếp xúc với Lời Ngài mỗi ngày. Để chúng con được thánh hóa nên giống Ngài hơn mỗi ngày trong việc hiến thân phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần Thánh, Ga 18,1-19,42: Nhìn lên Thánh Giá nghiệm tình yêu thương

Thứ Sáu Tuần Thánh, Ga 18,1-19,42 Nhìn Lên Thánh Giá Nghiệm Tình Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh mời ta...

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong thánh lễ Tiệc ly, chiều Thứ Năm, Tuần Thánh thường có...

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25: Giuđa – Môn đệ được Chúa thương 

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 Giuđa - Môn Đệ Được Chúa Thương  Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm được tình...

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Ôi tình Chúa tuyệt vời!

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38 Ôi Tình Chúa Tuyệt Vời! Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bữa tiệc mà Chúa Giêsu cùng ăn uống với các môn...