Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Thứ Bảy, Tuần IV PS, Ga 14,7-14: Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha

THỨ BẢY TUẦN IV MÙA PHỤC SINH

Gio-an 14,7-14

Ai Thấy Thầy Là Thấy Chúa Cha

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Thiên Chúa làm người là một huyền nhiệm mà trí khôn con người không thể lĩnh hội trực tiếp, nhưng chỉ có thể dựa vào mặc khải của Chúa Giêsu và vào lòng tin mà thôi. Tuy nhiên, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu không chỉ mạc khải điều gì đó mơ hồ, mà Ngài chứng minh bằng những hành động cho các môn đệ có đủ cơ sở để tin rằng Ngài chính là hiện thân của Chúa Cha “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”, “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.” Quả thật, Chúa Giêsu cho thấy nơi Ngài, một con người mang xác phàm trọn vẹn, nhưng Lời giảng dạy đầy quyền năng và những điềm thiêng dấu lạ Ngài thực hiện thì không có một phàm nhân nào ở trần gian có thể thực hiện, và hôm nay Ngài chỉ cho các môn đệ thấy rằng, chính Chúa Cha đã nói và làm những việc đó qua Ngài.

Nói cách khác, hãy nhìn vào cuộc sống và hành vi của Chúa Giêsu và chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa Cha. Các Giáo Phụ tiên khởi của Giáo Hội gọi Chúa Giêsu là “Bí Tích Vĩ Đại” Người là Đấng biểu thị Thiên Chúa là ai và Thiên Chúa làm gì. Giáo lý Giáo Hội Công giáo số 477 nói rằng: Hội Thánh cũng luôn luôn công nhận: trong thân xác của Chúa Giêsu, “Thiên Chúa vốn là Đấng vô hình, đã xuất hiện hữu hình cho chúng ta” (Kinh Tiền Tụng Lễ Giáng Sinh, II: Sách Lễ Rôma).

Một trong những sự thật vĩ đại nhất của đức tin Kitô giáo là chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa Hằng Sống. Kiến thức của chúng ta về Thiên Chúa không chỉ đơn giản giới hạn trong việc biết một vài điều gì đó về Thiên Chúa mà chúng ta có thể biết Ngài cách cá vị. Bản chất của Kitô giáo và điều làm cho nó khác biệt với Do Thái giáo và các tôn giáo khác trong thế giới là sự hiểu biết về Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Chúa Giêsu làm cho mỗi người chúng ta có thể đích thân biết Thiên Chúa là Cha của mình. Nhìn thấy Chúa Giêsu là thấy Thiên Chúa như thế nào. Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy tình yêu hoàn hảo của Thiên Chúa: một Thiên Chúa quan tâm mãnh liệt và khao khát yêu thương mỗi một con người đến mức trao nộp mạng sống của mình cho họ trên Thập giá. Chúa Giêsu là mạc khải của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu thương chúng ta hoàn toàn, vô điều kiện và trọn hảo.

Tình yêu ấy vẫn tiếp tục được thể hiện trong mọi thời đại, qua sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô cách cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Công Đồng Vaticanô II đã diễn tả:

Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta trong Phụng Vụ. Ngài hiện diện trong Lời của Ngài, trong các thừa tác viên của Ngài và trong việc cử hành các bí tích, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Và Ngài còn hiện diện trong những người yếu đuối, những người túng thiếu nghèo hèn.v.v…, Ngài luôn hiện diện trong các nhà thờ và trong các nhà chầu trên khắp thế giới. Ngài ở lại giữa con người và muốn cho họ thấy rằng tình yêu của Chúa Cha luôn hiện diện, luôn hoạt động vì lợi ích của ơn cứu rỗi cho mỗi chúng ta (x. HCPV 1, 7).

Chiêm ngưỡng sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần thế này, Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phaolô II đã nói trước công chúng, ngày 21 tháng 11 năm 1988 rằng, con người phải có khả năng nhìn thấy những sự hiện diện này: chúng ta phải có “đôi mắt để nhìn và đôi tai để nghe”, với một kiến thức trực tiếp hiệp thông thực sự của cuộc sống. Mặc dù Chúa Kitô đã chết trên thập tự giá, nhưng Ngài cũng đã sống lại từ cõi chết và tiếp tục sống giữa chúng ta và thể hiện chính mình với chúng ta theo nhiều cách khác nhau.

Vì vậy, nếu chúng ta thực sự là một Kitô hữu, thì mọi người có thể thấy Chúa Giêsu Kitô trong chúng ta. Nếu thấy Chúa Giêsu là thấy Thiên Chúa Cha, do đó hy vọng và cầu mong rằng, ai thấy chúng ta cũng là thấy Chúa Giêsu vậy.

Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương cứu độ và còn hiện diện luôn mãi với chúng con, Chúa nộp mình chịu sát tế và trở nên của ăn thiêng liêng để ở lại với chúng con, xin giúp chúng con biết ở lại trong Chúa, để trong mọi hoàn cảnh, chúng con có thể giới thiệu Chúa cho mọi người bằng chính sự hiện diện của Ngài qua những hành động bác ái và yêu thương của chúng con dành cho tha nhân. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu nguyện và làm việc Chúa chọn cả hai

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu Nguyện Và Làm Việc Chúa Chọn Cả Hai Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với nhịp sống hối hả...

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...