Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

Thứ Hai, Tuần IX TN, Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân

THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 12,1-12

Dụ Ngôn Những Người Làm Vườn Nho Sát Nhân

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Chuyện kể rằng, ba chú bé can tội ăn cắp dưa hấu, bị đem ra tòa. Các em rất lo lắng vì quan tòa nổi tiếng nghiêm khắc. Nhưng ông cũng là một nhà giáo khôn ngoan. Gõ búa trên bàn, ông nói: – Ai khi còn nhỏ chưa bao giờ ăn cắp dưa hấu, xin giơ tay lên. Ông kiên nhẫn chờ, lục sự, cảnh sát, các người dự thính và cả chính ông, không ai giơ tay lên hết. Khi biết chắc không có ai giơ tay lên, ông nói: – Bãi nại![1]

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dùng dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân để chỉ diễn tả một thực tại về lòng bao dung của Thiên Chúa, nhẫn nại tìm mọi cách tha bổng cho con người. Nhưng con người vẫn cố tình độc ác, tham lam và sống bất công.

Cây nho là một biểu tượng của dân Israel: “Gốc nho này, Chúa bứng từ Ai-cập, đuổi chư dân lấy chỗ mà trồng, Chúa khẩn hoang bốn bề quang đãng, cho bén rễ sâu và lan rộng khắp nơi.” (Tv 79,9-10) Để tự đồng hoá mình với dân của Ngài, Đức Giêsu đã từng xác định chính Ngài là cây nho thật và Chúa Cha là người trồng nho (Ga 15,1tt). Nhưng trong dụ ngôn này, Ngài được xác định không phải là cây nho mà là con trai duy nhất của ông chủ, là người thừa kế vườn nho. Những người tôi tớ của chủ vườn được sai đến trước Ngài, đó là các tiên tri của Thiên Chúa đã được phái đến để kêu gọi các tá điền tuân giữ hợp đồng đã cam kết với ông chủ, đó là con đường để người ta trở nên công bằng, công chính và trở nên thánh cho xứng đáng với ông chủ là Đấng Thánh. Như có lời chép: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các Ngươi là Đấng Thánh.” (Lv 19,2b). Thế nhưng người ta đã ngược đãi, đánh đập và giết các ngài.

a.  Sự hào phóng của Thiên Chúa.

Dụ ngôn nói nên sự hào phóng của ông chủ vười nho. Ông đã ẩn mình sau khi chuẩn bị mọi thứ trong vườn nho của mình để các tá điền tiến hành công việc của họ cách dễ dàng và có lợi nhuận, như: ông cho rào dậu chung quanh để bảo vệ vườn nho, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông đã trẩy đi xa, rời khỏi các tá điền để họ có toàn quyền điều hành vườn nho. Quả thật, sẽ không có một ông chủ ở trần gian nào làm như thế! Dụ ngôn muốn trình bày về ông chủ là chính Thiên Chúa, Ngài là ông chủ hào phóng, sẵn sàng cho đi mọi sự nhưng không. Ngài không mắc nợ gì con người nhưng đã ban Người Con Duy Nhất để cữu rỗi con người. Đó là nguồn ân sủng của lòng quảng đại của Thiên Chúa. Con người chỉ cần phải đưa tay ra đón nhận với tâm tình biết ơn, đó là điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta.

b.  Sự tin tưởng và kiên nhẫn của Chúa đối với con người.

Tin Mừng hôm nay cũng cho thấy một ông chủ quá kiên nhẫn trong việc đối xử với các tá điền của mình. Ông đã tạo rất nhiều cơ hội để họ có thể trả món nợ mặc dù họ không xứng đáng được ông khoan dung như vậy. Nhưng cuối cùng, sự kiên nhẫn của ông đã không được bù đắp. Qua đây cho thấy, Thiên Chúa chính là ông chủ đã tin tưởng con người, trao cho họ quyền tự do điều hành cuộc sống của mình. Ngài ban muôn ơn phúc, tài năng và trí khôn để người ta có tự do lựa chọn việc mình làm. Thế rồi Ngài kiên nhẫn chờ đợi, nhưng hết lần này đến lần khác người ta phản bội lại giao ước của Ngài. Chưa dừng lại ở một sự chờ đợi từ xa, Ngài đã nhiều lần gởi sứ giả đến trong cuộc sống của con người để kéo họ lại gần Ngài hơn, để duy trì mối dây giao ước. Và mỗi người sẽ phải trả lẽ về việc mình làm với sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.

c.   Công lý của Thiên Chúa.

Chủ vườn đến và loại bỏ những tá điền bất lương, giao vườn nho của mình cho những người khác, họ sẽ trả cho ông phần hoa lợi vào đúng mùa. Dụ ngôn nói nên rằng, cuối cùng công lý của Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Thiên Chúa rất kiên nhẫn với sự bất tuân và nổi loạn của con người, Ngài vẫn tiếp tục chờ đợi, nhưng cuối cùng, công lý của Ngài sẽ thắng thế, nếu người ta không chú ý đến lời kêu gọi của Ngài, nếu người ta không sử dụng các phương tiện mà Thiên Chúa đã gửi đến cho họ. Nếu người ta cứ ở lì trong những hành động xấu xa và bất lương của mình, hậu quả sẽ mang lại thật khủng khiếp.

Lạy Chúa, xin giúp con nhận biết lòng bao dung và sự kiên nhẫn của Ngài và cũng hiểu được sự công thẳng của Chúa để thôi thúc con biết sám hối trở về, biết từ bỏ những thói hư tật xấu, những con đường phản bội lại tình yêu của Ngài, trở lại nẻo chính đường ngay. Xin bao bọc con trong tình yêu của Chúa đừng để con phải bắt gặp vẻ mặt công thẳng của Ngài. Amen.

[1] Chuyện Hay Đông Tây, tập 1. Trg. 342.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6,52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng cho thấy có nhiều người tìm đến với...