Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Hai, Tuần V TN, Mc 6,53-56: Sự chữa lành tại Ghen-nê-xa-rét

THỨ HAI TUẦN V THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 6,53-56

Sự Chữa Lành Tại Ghen-nê-xa-rét

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tiến sĩ Paul Brand đã chia sẻ một câu chuyện về việc điều trị bệnh phong hủi cho một chàng trai trẻ ở Ấn Độ. Bác sĩ Brand đặt tay lên vai người phong hủi rồi cố gắng giải thích thông qua một phiên dịch viên về quá trình điều trị thì bất ngờ người chàng trai trẻ bật khóc. Tiến sĩ Brand đã tự hỏi liệu ông có nói điều gì đó sai không! Người phiên dịch nói với bác sĩ rằng bệnh nhân khóc vì được ông chạm vào anh ta. Từ nhiều năm nay không có ai dám chạm vào anh ta hết.

Tin Mừng thường miêu tả Chúa Giêsu luôn tiếp cận, chạm vào người bệnh cũng như tội nhân để chữa lành họ. Bài Tin Mừng hôm nay cũng miêu tả người ta đổ xô đến xin được chạm vào tua áo choàng của Chúa Giêsu và họ được chữa lành. Điều này nhắc ta nhớ lại việc chữa lành cách kỳ diệu trước đó của người phụ nữ bị loạn huyết 12 năm, bà đã cố gắng chạm vào tua áo của Chúa Giêsu và ngay lập tức trải nghiệm sự chữa lành (Mc 5,25-29).

Qua sự tiếp xúc đụng chạm để chữa lành, Chúa Giêsu muốn cho người bệnh biết rằng mình được Chúa lưu tâm và đặc biệt yêu mến, rằng họ không đơn độc.

Roger Schultz, giám đốc Taize, tu viện đại kết nổi tiếng thế giới ở Pháp. Ông đã kể một câu chuyện: Cháu gái của ông đã lớn lên ở đất nước Zaire ở Châu Phi, và chơi thân với một người bạn Châu Phi bằng tuổi cô. Đó là một cậu bé mồ côi và rất cô đơn. Cậu ta đã dựng cho mình một cái lán nhỏ dựa vào bức tường đá cao, nó ngăn cách sân sau nhà của cô bé với cánh đồng nơi cậu bé sinh hoạt ở đó. Không có cửa hoặc cổng trong bức tường vườn, vì vậy cô bé không thể nhìn thấy cậu bé mồ côi ở phía bên kia. Nhưng cô tìm thấy một cái lỗ trên tường và dùng nó để đưa tay qua đó và nắm lấy tay cậu bé. Hai đứa trẻ chưa bao giờ nhìn thấy nhau. Họ không thể nói chuyện với nhau vì họ khác biệt ngôn ngữ. Nhưng họ giao tiếp và an ủi nhau bằng cách nắm tay nhau. Và cậu bé đã không còn cô đơn mỗi khi được nắm lấy tay cô bé. Quả thật, sự đụng chạm là một trong những hình thức giao tiếp mạnh mẽ nhất.

Tất nhiên, việc đặt tay cầu nguyện là phương tiện mạnh mẽ nhất để chạm vào và chữa lành một người bệnh, không chỉ về phương diện chữa lành thể xác mà còn là một phương diện tâm linh. Ta biết rằng, hầu hết các bác sĩ y khoa hiện nay đều cho rằng, uống thuốc không phải là cách duy nhất để chữa lành một căn bệnh. Có những sự chữa lành không thể giải thích được ở những người bệnh, những người được đặt tay cầu nguyện và đón nhận bí tích xức dầu. Không có gì ngạc nhiên khi các Thánh lễ chữa lành, các buổi cầu nguyện để được chữa bệnh rất phổ biến trong thời đại ngày nay.

Schultz tiếp tục nói rằng, có những lúc trong cuộc sống khi lời nói không lột tả hết, nhưng cảm nhận của liên lạc qua sự đụng chạm của chúng ta nói lên nhiều điều. Đứa bé được ôm ấp trong vòng tay mẹ. Bàn tay của một cô y tá đặt trên trán làm dịu cơn sốt của bệnh nhân. Hãy vỗ nhẹ vào lưng hoặc vỗ trên vai để an ủi một ai đó.

Xin Chúa dạy con biết làm thế nào để sử dụng sức mạnh của mình qua những cái đụng chạm, để có thể chia sẻ với người khác món quà của Chúa từ đôi bàn tay nhân ái, để chạm vào tha nhân qua bàn tay ân cần, cảm thông, chia sẻ và thấu cảm của chính mình. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...