Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33)

Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

“Tôi đã đi khắp vũ trụ, nhưng không thấy Thiên Chúa ở đâu cả!”. Đó là câu nói mà bộ tuyên truyền của Liên xô đã gán cho nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin, khi anh từ không gian trở về trái đất. Điều ấy, phản ánh tâm thức của con người trong thời đại này duy thực dụng, chỉ tin khi đã thấy, đã cân đo đong đếm sờ đụng được.

Tin Mừng hôm nay cũng phơi bày tâm thức thực dụng, đòi hỏi của người Do thái “đòi dấu lạ từ trời”, khiến Chúa Giêsu phải nặng lời khiển trách họ: “Thế hệ này là thế hệ gian ác; chúng đòi dấu lạ nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào ngoài dấu lạ ông Giona”.

Người Do thái cố tình đòi một dấu lạ từ trời, trong khi Chúa Giêsu đã làm biết bao dấu lạ trước mắt họ: kẻ que đi được, người mù sáng mắt, kẻ chết sống lại và rất có thể chính những kẻ đang đòi dấu lạ kia lại là những kẻ từng được ăn bánh no nê từ 2 lần Chúa Giêsu vừa hóa bánh ra nhiều. Thế mới rõ, họ đòi dấu lạ không phải để mà tin nhưng là để thử thách Chúa. Họ đòi Chúa làm những “dấu lạ từ trời” nhưng là để đáp ứng những “nhu cầu dưới đất” của họ.

Cho nên, Chúa Giêsu đã không làm phép lạ theo “thị hiếu” của họ, cũng như Chúa Giêsu đã không biến đá thành bánh để ăn cho no bụng hay nhảy xuống từ nóc Đền thờ để dân chúng kinh ngạc tung hô. Chúa cũng không biểu diễn vài dấu lạ trước mặt Hêrôđê để được tha. Chúa cũng không làm dấu lạ theo lời thách thức của các thượng tế “xuống khỏi thập giá đi để chúng tôi tin”. Không! Chúa không làm dấu lạ theo sự hiếu kỳ của quần chúng, Chúa không bao giờ làm dấu lạ theo đơn đặt hàng của thượng tế.

Chúa không cho người Do Thái một dấu lạ nào ngoài dấu lạ Giona, là để hướng họ suy nghĩ về dấu lạ này; buộc họ phải sám hối để được cứu. Chúng ta biết, Giona là ngôn sứ được Chúa sai đến Ninivê kêu gọi người ta sám hối. Nhưng lúc đầu ông đã không vâng lời Thiên Chúa; thay vì lên tàu đi Ninivê thì ông lại đi Tacsít. Bởi thế, Chúa khiến giông bão nổi lên dữ dội. Người ta ném ông xuống biển. May thay, Giona đã biết sám hối tội lỗi của mình, cho nên Chúa đã sai kình ngư đến cứu ông. Ông đi vào thành phố Ninivê rao giảng: “Còn 40 ngày nữa Ninivê sẽ bị phá hủy”. Thế là toàn dân Ninivê từ vua đến thứ dân đến thú vật đều tỏ lòng sám hối, cho nên Chúa đã cứu họ, không phá hủy thành phố tội lỗi Ninivê như Người đã ngăm đe (chương 1-2).

Thế đấy, để thấy dấu lạ, người ta nhất thiết phải có lòng sám hối như Giona đã sám hối, như dân Ninivê đã sám hối. Lời cảnh tỉnh của Chúa Giêsu cho người Do Thái năm xưa cũng là lời cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta hôm nay. Vì rất có thể chúng ta cũng đang cứng lòng tin, đang mù quáng trong đời sống đức tin, tin vơ thờ quấy, tin vớ tin vẩn.

Đâu đó như chúng ta đã biết sự việc ngày 12/09/2023, tại chợ Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh — Gia Lai, có người chụp hình cây cổ thụ và tung tin: Chúa hiển linh hiện hình trên thân cây cổ thụ. Thế là dân chúng hiếu kỳ, ùn ùn kéo nhau đến xem, rồi người ta thắp nhang, trưng hoa – nến quanh gốc cây, lại còn quỳ gối gập đầu đọc kinh khấn vái. Vì họ cho đó là dấu lạ và cảm thấy hạnh phúc vì được chứng kiến. Thực ra, hình đó chỉ là hình thù tự nhiên của thân cây cổ thụ.

Rồi đâu đó chúng ta cũng nghe nói đến Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc, mặc dù Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục, Giáo phận Đà Lạt đã cấm nhóm này không cho phép hoạt động, nhưng họ vẫn ngoan cố, tin mù quáng rằng Chúa Cha đã chọn chị Thương làm thư ký và truyền dạy này thế nó. Họ thực là đang “tin vơ thờ quấy”.

Trong khi ấy một dấu lạ cả thể là Thiên Chúa đang hiện diện thực sự trong các Nhà Tạm, Thiên Chúa đang hiện diện thực sự trong mỗi thánh lễ, thì người ta lại không mấy quan tâm, hay không ngó ngàng gì tới. Phải chăng chúng ta cần sám hối trước để mà nhận ra những dấu lạ Chúa đang thực hiện trong cuộc đời chúng ta?

Có bệnh nhân kia khi đến ngày xuất viện bác sĩ đưa cho ông một hóa đơn. Nhìn vào tờ hóa đơn, ông ta bật khóc… tôi phải thở bình dưỡng khí chỉ có 1 ngày mà phải trả phí một khoản tiền lớn thế này ư, trong khi từ bé đến gời tôi được thở dưỡng khí miễn phí mà chưa bao giờ tôi nhận ra để cảm ơn Chúa.

Lạy Chúa, xin mở mắt con, con hết u mê, để con thấy Chúa trong mọi người, để con thấy Chúa trong cuộc đời, và để con thấy Ngài trong chính cuộc đời của con.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phaxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phaxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô xaviê, Mc 16,15-20

KÍNH THÁNH PHAXIÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...