Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

THỨ HAI TUẦN XXX TN: ĐỨC GIÊSU CHỮA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ CÒNG LƯNG NGÀY SA – BÁT

 

THỨ HAI TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 13,10-17

Đức Giêsu Chữa Một Phụ Nữ Còng Lưng Ngày Sa-Bát

 Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một tổ chức phi chính phủ đã đề cập về các đề xuất trong việc chăm sóc người bệnh. Những gợi ý này như sau: 1) Đối xử với những người bị bệnh bằng sự cảm thông chân thành; 2) Phù hợp với những hạn chế của người bệnh; 3) Hãy khích lệ và lạc quan; 4) Đừng soi mói bệnh tật của người khác; 5) Cầu nguyện cho những bệnh nhân; 6) Chống lại bệnh tật bằng cách làm việc vì sức khỏe; 7) Chú ý đến các quy tắc của sức khỏe tốt như: dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đầy đủ, không khí trong lành, tinh thần tích cực, nghề nghiệp đầy đủ, thỏa mãn các mối quan hệ giữa các cá nhân, bố trí tốt, phục vụ người khác, quan hệ thân thiện với cuộc sống, cự truyệt khỏi thói quen có hại; 8) Đôi khi cần phải nói với người bệnh sự thật một cách tử tế nhưng kiên quyết.

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu chữa người phụ nữ bị còng lưng trong ngày Sa-bát. Nhưng ông trưởng hội đường tức tối, vì đối với người Do Thái thời Đức Giêsu, đây là một việc cấm kỵ. Người ta đã giải thích luật kiêng việc ngày Sa-bát theo một nghĩa hẹp và cấm tất cả mọi hình thức chăm sóc người bệnh trong ngày Sa-bát, ngoại trừ trường hợp có nguy cơ tử vong. Tin Mừng hôm nay mô tả cách chữa bệnh cho người phụ nữ còng lưng là một hình thức chăm sóc, mà trường hợp này không có nguy cơ tử vong, do đó nó bị lên án như một hành động phạm luật. Trong cách cắt nghĩa hẹp hòi về luật ngày Sa-bát, người ta không nhận ra họ đã trở nên phi logic như thế nào. Vì người ta sẽ không bị cản trở gì trong việc làm ích cho một con bò khi cởi trói và dắt nó đi uống nước, nhưng họ lại phản đối Đức Giêsu khi Ngài cởi trói cho người phụ nữ này đã bị Satan trói buộc trong mười tám năm, Và Ngài còn khẳng định; bà này cũng là con cháu ông Ab-ra-ham.

Đức Giêsu, hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đầy lòng trắc ẩn, Ngài không thể làm ngơ trước bệnh tật của người khác, Ngài cũng dạy chúng ta là môn đệ của Ngài, phải biết quan tâm và ưu tiên chăm sóc những người bệnh tật ốm đau.

Trong tinh thần của Đức Ki-tô, những đất nước mang đậm nét văn minh Ki-tô giáo, người ta luôn quan tâm đặc biệt đến những người tàn tật, như trong việc xây dựng phải luôn có lối đi cho người tàn tật, cũng như những người yếu đau già nua phải luôn được ưu tiên trong các bãi đậu xe mà người khỏe mạnh bình thường không được dành lấn chỗ của họ, trong khi người ta không cần phải dành chỗ đặc biệt cho quan to bà lớn ở những nơi công cộng.

Dành quyền ưu tiên và quan tâm chăm sóc đến những người bệnh tật đau yếu đối với người Ki-tô hữu là việc cần làm, có lẽ chúng ta không phải là bác sĩ để chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân, nhưng chúng ta bắt buộc phải làm tốt nhất có thể. Và quan tâm chăm sóc bệnh nhân là một trong những công việc thuộc lãnh vực của lòng thương xót.

Vào giờ sau hết, khi hơi thở cuối cùng của ta chấm dứt, mỗi người sẽ gặp Chúa Ki-tô mặt đối mặt. Chúa Ki-tô sẽ cho ta thấy lịch sử của cuộc đời mình, phán xét đời đời của mỗi người sẽ căn cứ về việc ta đã yêu thương nhiều như thế nào, đặc biệt là với những người bệnh. Ngài đã phán rằng, khi Con Người ngự trên ngai uy nghi để đưa ra phán xét cuối cùng đối với tất cả loài người, Chúa sẽ nói với những người được chọn bên phải của Ngài: Tôi đã bị bệnh tật và bạn đã đến thăm Tôi, và kết án những người phía bên trái của Ngài: Tôi đã đau ốm và bạn không đến thăm Tôi (x. Mt 25,31-46). Tình yêu rất thiết thực, nó đòi hỏi thời gian và sự hy sinh cho người khác.

Thế nên, cho dù lịch trình bận rộn đến mấy, ta cũng nên sắp xếp thời gian để đến thăm và cầu nguyện cho những người thân yêu và bạn bè của mình cũng như những người già neo đơn trong viện dưỡng lão, họ đang phải chịu đựng bất kỳ loại bệnh tật nào, có thể là tinh thần hoặc thể chất. Chúa Ki-tô đã đụng chạm đến người phụ nữ bị còng lưng để chữa lành cho bà, Ngài cũng muốn chúng ta đến để chạm vào những người bệnh tật về tinh thần và thể lý, thông qua những lời nói và lời cầu nguyện của mình. Ngài muốn chúng ta trở nên cánh tay nối dài của Ngài để thể hiện lòng thương xót, trở thành đại sứ và khí cụ tình yêu của Ngài cho nhân loại.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con có lòng trắc ẩn với những người yếu đau bệnh tật, biết vượt qua những rào cản của tự nhiên, của xã hội để dám đưa bàn tay ra đụng chạm đến những nỗi đau của những người cần đến sự giúp đỡ của chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...