Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

Thứ Hai, Tuần XXXII TN, Luca 17,1-6: Cớ vấp ngã, sửa lỗi anh em, sức mạnh của lòng tin

THỨ HAI TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 17,1-6

Cớ Vấp Ngã, Sửa Lỗi Anh Em, Sức Mạnh Của Lòng Tin

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Có thể nói rằng cớ vấp phạm hay sự cám dỗ là thứ đưa chúng ta đến tội lỗi. Thiên Chúa không thể bị cám dỗ (Gc 1,13). Nhưng con người có thể bị cám dỗ bởi những ham muốn dục vọng của mình (Gc 1,13-15), như ham tiền bạc (1Tm 6,9), thiếu sự tự đề phòng (Gl 6,1) và niềm kiêu hãnh tự cao trong đời sống (1Ga 2,16), đó là những nguyên nhân dẫn đến phạm tội. Nhưng Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách phòng chống sự cám dỗ hữu hiệu nhất đó là cầu nguyện, để được giải thoát khỏi cám dỗ (Mt 6,13) vì Thiên Chúa mới có thể giải thoát chúng ta khỏi cám dỗ, tội và sự chết (2 Pr 2,9). Tin Mừng hôm nay, Thánh Lu-ca ghi lại ba lời dạy của Chúa Giêsu được kết nối và liên quan đến nhau.

1. Chúa Giêsu cho thấy một điều hiển nhiên là không thể tránh khỏi những cám dỗ, những cớ vấp ngã khiến ta phạm tội. Nguyên cớ hay sự cám dỗ là không thể tránh khỏi bởi vì chúng ta là những phàm nhân. Rằng chúng ta vẫn có thể chọn làm trái ý định của Thiên Chúa cho dù ta đang ở trong ân sủng của Ngài.

Cớ vấp ngã là sự cám dỗ khiến một người vấp phạm. Nó có thể là những lời nói hoặc hành động làm trở ngại ngăn cản mọi người khó tin và chấp nhận Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. Đối với người Do Thái, kẻ làm cớ vấp ngã là một tội lỗi không thể tha thứ vì họ dạy cho người khác phạm tội. Nếu ta dạy một người về tội lỗi, họ có thể dạy người khác, cho đến khi một chuỗi tội lỗi được thiết lập mà không có kết thúc, không lường trước được hậu quả của việc làm này. Vì vậy, Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ của Ngài và chúng ta về trách nhiệm không làm cớ vấp ngã hoặc không đưa ra một ví dụ xấu có thể dẫn người khác đến tội lỗi.

2. Chúa Giêsu dạy về Sự tha thứ và hòa giải không ngừng. Tội lỗi là một vấn đề nghiêm trọng. Những tác động tiêu cực của tội lỗi là rất tai hại. Vì tội là xúc phạm đến Thiên Chúa, làm tổn hại đến lương tâm và tâm hồn của chính chúng ta, làm tâm hồn ra chai đá, hình thành thói quen xấu, mất ân sủng và ý chí, tạo ra khoảng cách giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau, sẽ rất khó khăn khi cầu nguyện cũng như gặp gỡ tha nhân. Tuy nhiên, việc làm cớ dẫn người khác đến tội lỗi thì nghiêm trọng và tai hại hơn nhiều, vì là Ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi sống và giới thiệu Chúa Ki-tô cho người khác.

Mặc dù biết rõ phía con người không thể thiếu những cớ vấp ngã họ gặp phải mà dẫn đến phạm tội, hay vô tình hoặc hữu ý làm cớ cho ai đó vấp ngã thì Chúa Giêsu dạy rằng: chúng ta luôn được ơn tha thứ nếu chúng ta thật lòng ăn năn hối lỗi. Và cho dù việc hối lỗi đó không hoàn hảo, tội cứ lặp đi lặp lại, nhưng với sự khao khát thật lòng thì ta đều xứng đáng được nhận ơn tha thứ. Đó cũng là điều Chúa muốn chúng ta noi gương Ngài để tha thứ cho những người anh chị em đã xúc phạm đến mình, miễn là họ có lòng ăn năn hối cải mà xưng thú, thừa nhận tội lỗi của mình. Cho dù cùng một tội mà một ngày có tới bảy lần đến thú nhận thì đều được tha. Con số bảy theo Thánh Kinh nó là một con số hoàn hảo. Điều này Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta là tha thứ không giới hạn cho ai đã có lỗi với mình. Cũng như Thiên Chúa luôn tha thứ cho ta và ta cần được sự tha thứ vì ta là con người yếu đuối và là tội nhân luôn vấp ngã trong trần gian.

3. Chúa Giêsu dạy về đức tin, nghĩa là tin tưởng sâu sắc vào Chúa. Mặc dù đang ở với Chúa nhưng các Tông Đồ cách nào đó vẫn nhận thấy đức tin của họ rất mỏng manh, và đây có lẽ cũng tự phát hiện ra rằng chính các ngài cũng thường vấp ngã và cũng từng làm cớ cho người ta vấp ngã. Nên các ông đã xin Chúa Giêsu tăng thêm đức tin. Chúa Giêsu đã trả lời các ông, Ngài đã không nói; được, được, Ta sẽ làm cho đức tin của các con lớn lên, nhưng Ngài lại nói về sức mạnh của đức tin là vô biên, mặc dù chỉ cần có đức tin to bằng hạt cải thì mọi vật đều phải vâng lời chúng Thực tế, ta có thể hiểu Chúa Giêsu muốn nói rằng: Ồ! không sao, nếu đức tin của con nhỏ bé, chỉ cần sử dụng nó. Ngài sẽ cung cấp bổ sung phần còn lại, vì người ta chưa thực hành đức tin thì sao có thể biết nó nhỏ hay lớn và giá trị của nó như thế nào!

Qua cái nhìn của đức tin, ta có thể hiểu được sự ghê tởm của tội lỗi để rồi tìm thấy động lực cố gắng tránh những gì làm phiền lòng Chúa và thực thi những gì đẹp ý Ngài.

Lời phát biểu của Billy Graham đáng để chúng ta suy gẫm: “Tội lỗi là khi chúng ta nhượng bộ sự cám dỗ”.

Lạy Chúa, Chúa biết sự yếu hèn của chúng con và những cám dỗ luôn bủa vây tứ bề và làm cho chúng con sa ngã. Nhưng ơn tha thứ của Chúa thì lớn lao hơn mọi tội lỗi của chúng con, xin giúp chúng con biết thú nhận tội lỗi của mình để chúng con đón nhận được ơn tha thứ và cũng biết tha thứ cho những ai có lỗi với chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm Vui Sống Ðạo

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm Vui Sống Ðạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong cuộc họp mặt “Niềm Vui Sống Ðạo”...

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI Lm. Gioan Lasan...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời – Người đi kẻ ở nhớ thương nhau

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hằng năm cứ...

2 Tháng Mười Một, Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lời cầu đơn thành khiêm tốn

2 Tháng Mười Một, LỄ 2: CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN  LỜI CẦU ĐƠN THÀNH KHIÊM TỐN Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lm...

Thứ 5 Tuần XXX  Thường Niên – Lc 13,31-35 Sứ vụ Đức Giêsu sắp hoàn tất tại Giêrusalem

SỨ VỤ ĐỨC GIÊSU SẮP HOÀN TẤT TẠI GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Bài Tin Mừng hôm nay, thánh...

Thứ 3 Tuần XXX Thường Niên – Lc 13,18-21 Dụ ngôn Nước Thiên Chúa

DỤ NGÔN NƯỚC THIÊN CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Qua bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca ghi lại...

Thứ 7 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 13,1-9 Hãy kíp hối cải

HÃY KÍP HỐI CẢI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã cùng nhau suy niệm...

Thứ 6 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,54-59 Dấu chỉ thời đại

DẤU CHỈ THỜI ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật Đức Giêsu giáo...

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa mến yêu

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa Mến Yêu Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến...