Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Năm, Tuần II MC, Lc 16,19-31: Dụ ngôn người giàu và Lazarô

THỨ NĂM TUẦN II MÙA CHAY

Lc 16,19-31

Dụ Ngôn Người Giàu và Lazarô

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Câu chuyện về một doanh nhân ở Trung Tây Hoa Kỳ, người đã giấu tên trong việc đóng góp hơn 600 triệu đô-la cho các trường đại học, trung tâm y tế, tổ chức từ thiện và những người được thụ hưởng khác trong hơn mười lăm năm. Khi một số thủ tục về pháp lý của tài khoản ngân hàng, danh tính của ông ta được biết đến, một người bạn mô tả ông ta là một người đàn ông thậm chí không sở hữu một ngôi nhà hoặc một chiếc ô tô, luôn mua vé máy bay hạng phổ thông và đồng hồ đeo tay trị giá 15 đô-la. Ông giải thích sự hào phóng của mình bằng những từ ngữ đơn giản khi nói: “Tôi đã quyết định, tôi có đủ tiền và tôi nghĩ tốt nhất nên chia sẻ nó vì lợi ích của nhiều người không có điều kiện hưởng lợi từ nó. Dù sao đi nữa, khi chúng ta chết, chúng ta không thể mang bất cứ điều gì lên thiên đàng.”

Quả thật, ông ta không phải mất trí như nhiều người nghĩ, ông đã cho đi cái mà ông ta không thể giữ mãi, và đã gửi tới nơi mà không thể nào mất được. Điều này trái ngược với người đàn ông giàu có trong Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, mối quan tâm của anh ta là quần áo đẹp và yến tiệc linh đình mỗi ngày.

Câu chuyện dụ ngôn của Tin Mừng nói về La-da-rô và người đàn ông giàu có. Chúa Giêsu đã vẽ nên một khung cảnh tương phản đầy kịch tính: giàu sang và nghèo khó, thiên đường và địa ngục, lòng trắc ẩn và sự thờ ơ, bao bọc và loại trừ. Chúng ta cũng thấy một sự đảo ngược đột ngột và kịch tính của phúc lợi. La-da-rô không chỉ là người nghèo, mà còn mụn nhọt đầy mình, bất động, nằm ở cổng nhà của người đàn ông giàu có. Những con chó liếm vết lở loét của anh ta vì dường như anh ta không còn khả năng để xua đuổi chúng.

Chó trong thế giới cổ đại tượng trưng cho sự khinh miệt. Chịu đựng sự quấy nhiễu của những con chó man rợ đến liếm những vết thương này làm sự tăng phần khốn khổ và đau đớn nơi thân xác của La-da-rô. Trước cảnh tượng này, với một con người bình thường chắc chắn phải có một chút rung động hay một chút cảm thương! Thế nhưng người đàn ông giàu có hoàn toàn vô tâm; đối xử với người ăn xin bằng sự khinh miệt và thờ ơ, cho đến khi anh ta thấy vận may của mình bị đảo ngược.

Vào cuối đời, La-da-rô ở trong lòng của Áp-ra-ham, không phải vì anh ta nghèo, bệnh tật và mất năng lực, mà vì anh ta đã không mất hy vọng vào Chúa. Tên của anh ta là La-da-rô có nghĩa là, ‘Chúa là sự trợ giúp của tôi’, mặc dù người đời khinh dể coi là không đáng giá, thì đôi mắt của anh vẫn đặt trọn niềm cậy trông vào một kho báu được cất giữ cho anh trên thiên đàng.

Trong khi người đàn ông giàu có quằn quại rên siết trong đau khổ ở dưới địa ngục, tại sao? Thật ra anh ta không quấy rối La-da-rô; Anh đau khổ không phải vì ăn vận xa xỉ. Anh ta đau khổ vì giống như nhiều người trong chúng ta, anh ta không làm gì để cuộc sống của La-da-rô sẽ trở nên tốt đẹp hơn; anh không làm gì về quyền lợi của người nghèo và không giúp đỡ họ; anh vô cảm và thờ ơ. Anh đã không biết nhìn xa hơn nhu cầu của bản thân, về phẩm giá của những con người đang tồn tại chung quanh mình. Anh ta không ý thức rằng; những của cải của mình là do Chúa ban và mình phải có nghĩa vụ sử dụng nó để làm tôn vinh Thiên Chúa, bằng cách thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là người nghèo đói bệnh tật.

Giá trị thực sự của tiền của không phải là chỉ giữ cho riêng mình, mà là sử dụng nó vì lợi ích của người khác. Khi không thể nhìn thấy gì ngoài kho báu vật chất của mình, anh phú hộ đã đánh mất Thiên Chúa vì không thi hành ý muốn của Ngài, cũng là đánh mất đi kho báu của thiên đàng vì anh chỉ bận tâm tìm kiếm hạnh phúc nơi trần gian. Anh ta đã phục vụ sự giàu có hơn là Thiên Chúa. Nói cách khác, anh ta phạm tội bỏ sót điều căn bản, không phải không làm hại ai, không xúc phạm đến ai, không trộm cắp và ăn gian nói dối. Nhưng anh ta quên một nguyên tắc vàng là. “Có thể cứu sống mà không cứu là giết chết.” Theo ấn bản năm 1917 của bách khoa toàn thư Công giáo rằng: tội lỗi của sự bỏ sót được cho là sự thất bại trong việc làm, một việc mà người ta có thể và nên làm. Nó không chỉ đơn thuần là vì, một người ở đây và bây giờ không làm gì để xúc phạm đến người khác, mà vì anh ta bỏ bê hành động trong những hoàn cảnh mà anh ta có thể và nên hành động.

Sau cùng, câu nói như một châm ngôn luôn nhắc nhở chúng ta là: “Tiền là một ông chủ tồi và là một tên đầy tớ hữu dụng.” Ước gì chúng ta không tôn thờ tiền bạc như ông chủ của mình, chỉ lo cất dành cho mình cho những ai mình yêu thích, chỉ lo làm đẹp, sung sướng cho bản thân  ở đời này, mà biết dùng nó như một tên đầy tớ trong việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, đặc biệt những người đang đói khổ và cần đến sự quan tâm giúp đỡ của chúng ta. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...