Thứ Hai, 16 Tháng Chín, 2024

Thứ Năm Tuần II Thường Niên – Mc 3,7-12

 

TÓM LƯỢC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC GIÊSU

 Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm lược cuộc rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu tại Galilê trong giai đoạn sơ khởi với bối cảnh đối thoại khá gây cấn cùng nhóm Kinh sư và Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6). Nay Ngài cùng các môn đệ lánh về miền duyên hải phía Biển hồ. Sự rút lui này để tránh sự đụng độ vô lối chứ không phải là ngưng sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vì thế, tại miền duyên hải thuộc xứ Galilê này, Ngài mở rộng môi trường hoạt động rao truyền và tiếp đón dân chúng từ nhiều miền khác nhau tuôn đến với Ngài. Thánh Marcô đã liệt kê toàn vùng địa lý này với địa danh rõ ràng: “Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Ngài. Và từ miền Giuđê, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Gio đan, miền Tyrô và Siđon lũ lượt đến với Ngài đông đảo đến nỗi Ngài bảo các môn đệ dành sẵn cho Ngài một chiếc thuyền nhỏ để khỏi bị đám đông chen lấn”. Và giờ đây chúng ta cùng nhau suy niệm cuộc sinh hoạt đặc biệt này.

Suy niệm:

Đức Giêsu và các môn đệ lui về phía Biển hồ. Dân chúng từ khắp nơi lũ lượt kéo đến với Ngài đông vô kể để nghe người giảng dạy và được chữa lành mọi thứ bệnh và xua trừ ma quỷ (x. Mc 3, 7-12). Không phải chỉ những người Do thái thuộc Palestin đi theo Chúa Giê su, mà cả những người khác thuộc các miền lân cận: chắc chắn có những người dân ngoại bị lôi cuốn bởi lời rao giảng của Chúa và những cuộc chữa lành Ngài thực hiện. Chi tiết này cũng phác họa hình ảnh Giáo hội phổ quát gồm mọi dân mọi nước; đồng thời cũng diễn tả manh nha Giáo hội cánh chung. Chúa Giêsu bị đám đông bao quanh, chen lấn. Ngài thật bình dị hòa đồng! trong khi các Kinh sư và Pharisiêu gấp rút thành lập nhóm để chống đối Ngài; thì đám đông dân chúng lại tỏ ra nhiệt thành ủng hộ Chúa. Thánh sử Marcô đã làm nổi bật tính tương phản, thực sự gây ấn tượng đầy cảm kích giữa sự thù địch mà Chúa Giêsu là đối tượng cho phía nhóm lãnh đạo Do thái và cảm tình của quần chúng mà Ngài đang nhận được từ phía những người đơn sơ, chân thật, chất phát, những người nghèo khổ thấp cổ bé họng. “Vì dân chúng quá đông đảo, nên Ngài bảo các môn đệ liệu cho Ngài một chiếc thuyền nhỏ kẻo họ chen lấn Ngài. Quả thế, Ngài đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ chạm vào Ngài”. Thật là một cảnh tượng cụ thể đầy ngoạn mục ấn tượng đang diễn ra với tất cả niềm hăng say và đơn thành của quần chúng sum vầy. Cho đến đây, thánh sử Marcô chưa cống hiến cho chúng ta một diễn từ nào của Đức Giêsu, mà chỉ có tường thuật hành động, cứu chữa của Chúa. Và vì thế mọi người đều tìm cách đến gần Ngài để xin chữa lành bệnh tật.

Chúa Giêsu là vị Cứu thế, là Đấng chống lại sự dữ phần xác cũng như phần hồn! nên mỗi khi người ta gặp sự dữ, khổ đau buồn sầu, quỷ ma quấy phá…người ta vội vàng chạy đến với Ngài, để sờ chạm vào Ngài mà được giải thoát!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn tích cực cộng tác với Chúa, như các môn đệ Chúa xưa, chống lại sự dữ hôm nay dưới mọi hình thức: bệnh tật, dốt nát, đói nghèo, hận thù, giận ghét, lãnh đạm, vô cảm, cô đơn và tội lỗi…Chúng con xin dâng lên Chúa mọi công việc chúng con làm trong ngày để thăng tiến một vài người, nâng đỡ một vài kẻ khác, an ủi, giảm bớt đau khổ, vơi đi những khó nhọc nặng nề và làm tươi vui một số anh em được hoan hỷ trong niềm vui của Chúa. “Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu thì sấp mình dưới chân Ngài và kêu lên: “Ông là con Thiên Chúa”. Nhưng Ngài nghiêm cấm chúng không được tiết lộ Ngài là ai” (Mc 3, 11-12).

Đó là lệnh truyền giữ im lặng. Chúa Giêsu khước từ vinh quang và cảm tình của quần chúng dành cho Ngài có tính hàm hồ. Các ma quỷ biết Chúa Giêsu là ai và chúng kêu hô lên thì Ngài nghiêm cấm chúng phải im đi!

Nhưng chúng ta đã có dịp suy niệm trước đây: Đó là đề tài cốt yếu của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Marcô là Bí Mật Về Đấng Thiên Sai. Chúa Giêsu không muôn người ta cứ bô bô vội vã quả quyết Ngài là Con Thiên Chúa. Ngài chỉ muốn mặc khải mầu nhiệm này một cách tiệm tiến, để tránh một nhiệt tình bồng bột của quần chúng, có thể làm sai lầm ý nghĩa sứ vụ của Ngài. Ngài không thích quảng cáo ồn ào. Thiết tưởng có lẽ vì thế mà Thiên Chúa đã không nhập thể vào thời đại báo chí và mạng xã hội truyền thông như ngày hôm nay?

Lạy Chúa, Nước Chúa không phải chỉ là một thứ xâm chiếm thông thường. Nước ấy chỉ tiến triển dần dần, cách thầm lặng trong sâu thẳm của tâm hồn. Đức tin không phải là một lời hô hoán nhưng là một thiên ân nhưng không và một sự khám phá nội tâm đầy khiêm tốn âm thầm tri ân được thanh luyện dần.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46: Đi tìm “kho báu”

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46 Đi tìm “kho báu” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ấy bán tất cả những gì mình có mà...

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...