Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Sáu, Tuần II MC, Mt 21,33-43.45-46: Dụ ngôn các tá điền thuê vườn nho

THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY

Mát-thêu 21,33-43.45-46

Dụ Ngôn Các Tá Điền Thuê Vườn Nho

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về vườn nho để diễn tả lòng nhân từ của Thiên Chúa với dân của Ngài, đồng thời cũng cho thấy con người ích kỷ nhỏ nhoi nhưng đầy tự phụ của mỗi chúng ta.

Vườn nho là hình ảnh rất quen thuộc ở Palestine, ở đây có rất nhiều vườn nho, và việc các chủ sở hữu cho thuê bất động sản của họ cho người khác canh tác là điều khá phổ biến. Và các chủ vườn sẽ nhận được tiền cho thuê vào đúng thời điểm nhất định trong năm. Tại sao câu chuyện của Chúa Giêsu về những người thuê vườn độc ác lại gây ra một cú sốc đối với các kinh sư và người Pha-ri-sêu? Họ đã cảm thấy bị xúc phạm bởi vì nó chứa cả một thông điệp tiên tri và lời cảnh báo. “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi”. Lời kết án Người con thừa tự của ông chủ cũng chính là lời kết án dành cho Chúa Giêsu trong một tương lại gần bởi những nhà lãnh đạo của dân Chúa. Các Kinh Sư và những người Pha-ri- sêu khi nói về vườn nho là họ hiểu ngay Chúa Giêsu muốn nói về dân tộc Do Thái như trong Thánh Vịnh: “Gốc nho này Chúa bứng từ Ai Cập, đuổi chư dân lấy chỗ mà trồng” (Tv 80,9). Và họ là những người đại diện chăn dắt dân chúng cũng chính là các tá điền trong dụ ngôn. Và lời tuyên bố thẳng thắn không úp mở: “Tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”. (c.43)

Dụ ngôn vườn nho nói gì với mỗi chúng ta ngày nay?

Thông điệp của dụ ngôn này cho ta biết một số sự thật quan trọng về Thiên Chúa và cách Người đối xử với dân của Ngài. Đó là sự hào phóng và tin tưởng của Chúa. Vườn nho được trang bị tốt với tất cả mọi thứ cần cho người thuê. Người chủ đi xa và để lại vườn nho trong tay người thuê. Chúa cũng vậy, Ngài tin tưởng con người đủ để cho họ tự do điều hành cuộc sống và chọn hướng đi cho mình, công chính theo thánh ý Ngài hay bất lương theo thói thế gian.

Từ dụ ngôn, nói nên cách thức hành động của Thiên Chúa thật lạ lùng và không có gì để diễn tả sự khác biệt với cách hành động của con người. Một Thiên Chúa nhân từ, kiên nhẫn và thương xót bao nhiêu thì con người lại bất công, tham lam và gian dối bấy nhiêu. Nhưng đây cũng là lời mời gọi và thức tỉnh những người tín hữu thay đổi đời sống, và bắt chước cách hành xử của Thiên Chúa để đối xử cách kiên nhẫn, nhân từ và đầy lòng thương xót với những người anh em đồng loại của mình. Mặc dù con người yếu đuối nhưng với sự cố gắng và ơn Chúa giúp, hy vọng chúng ta có thể bắt chước các mô hình thiêng liêng của việc tìm kiếm và giúp đỡ những người cần đến mình. Nhạy cảm với những người muốn tìm đến ơn cứu rỗi nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Đó cũng là nhiệm vụ của các tín hữu và đòi hỏi mình biết luôn mở rộng trái tim, mở rộng đôi tay và biến suy nghĩ của mình thành hành động bác ái yêu thương người khác.

Dụ ngôn cũng cho biết về sự kiên nhẫn và công lý của Chúa. Không phải một lần, mà nhiều lần Ngài tha thứ cho những tá điền thuê vườn nho. Như được diễn tả trong lời thánh vịnh:

Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ người cũng trổi cao.

Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm Chúa cũng ném thật xa ta”. (Tv 103,10-12).

Vâng, tha thứ là một ơn nhưng không của Thiên Chúa, sự tha thứ liên tục và không giới hạn. Nó không lệ thuộc vào công trạng của con người, nó cũng không phải người ta có thể làm gì đó để được trả công, vì không có công trình nào của con người có thể nói là xứng đáng với ơn tha thứ vô biên của Thiên Chúa. Cho dù chúng ta có làm việc vất vả và đánh đổi cả mạng sống cũng không thể có được ơn tha thứ. Vì sự tha thứ của Thiên Chúa là tất cả do ân sủng nhưng không của Ngài.

Mặc dầu vậy, dụ ngôn này cũng có lời cảnh cáo rằng, những tá điền thuê vườn nho đã lợi dụng sự kiên nhẫn và tha thứ của ông chủ và cuối cùng sự phán xét và công lý vẫn phải thực hiện. Cũng thế nếu chúng ta thấy Chúa kiên nhẫn và chờ đợi thế mà cứ ỷ lại vào sự kiên nhẫn của Chúa, không ăn năn sám hối xin ơn tha thứ, không sửa đổi, tiếp tục ở trong tội, thì ngày ấy bất chợt ập đến, công lý của Chúa sẽ không bỏ sót một ai. Và kẻ thích ở lì trong tội sẽ phải đuổi ra ngoài vĩnh viễn. Thật khủng khiếp! Ước gì không ai trong chúng ta phải đối diện với công lý của Thiên Chúa, nhưng được dìm vào đại dương lòng thương xót và tha thứ của Ngài.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn cảm nhận được Chúa vô cùng nhân từ và thương xót, kiên nhẫn và tha thứ. Nhưng Chúa cũng là Đấng công thẳng vô cùng để trong hân hoan đến với Chúa chúng con cũng biết sửa đổi mình mỗi ngày. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...