Thứ năm, 16 Tháng Một, 2025

Thứ Sáu, Tuần III MC, Mc 12,28-34: Điều răn vĩ đại nhất

THỨ SÁU TUẦN III MÙA CHAY

Mác-cô 12,28-34

Điều Răn Vĩ Đại Nhất

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một ngày sau khi tôi cử hành thánh lễ buổi sáng, một người phụ nữ đã tiếp cận tôi vì cô ấy muốn một lời khuyên. Theo sự trình bày rằng cô đã phạm tội nghiêm trọng vì đã vi phạm điều răn thứ ba của Thiên Chúa, rằng cô đã bỏ lỡ Thánh lễ Chúa nhật trước đó vì cô không thể rời bỏ con gái bị bệnh nặng vào ngày đó. Tôi trả lời: Này cô, cô sẽ phạm tội trọng nếu bỏ mặc con gái ốm yếu của mình để đi lễ mà không có ai chăm sóc cho con bé.

Tin Mừng hôm nay, qua câu hỏi của một kinh sư về điều răn nào là quan trọng nhất? Là một trong những người thông thạo sáu trăm mười ba giới luật trong Cựu Ước cùng với rất nhiều lời bình luận của các Rab-bi. Câu hỏi được đặt ra có thể là để kiểm tra và xem liệu Chúa Giêsu có hiểu đúng về lề luật không. Hoặc có thể vị kinh sư này cũng chân thành khi đặt câu hỏi, bởi vì thái độ mừng rỡ và trân trọng, cũng như ông đã phụ họa theo cách xác tín khi gặp được câu trả lời của Chúa Giêsu. “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tóm tắt cho ta ý nghĩa về luật pháp của Thiên Chúa và mục đích của nó. Ngài tóm tắt một cách đơn giản trong một chữ YÊU với hai chiều kích rõ ràng: chiều dọc là Thiên Chúa, và yêu với trọn vẹn con người của mình và chiều ngang là tha nhân, yêu như yêu chính mình. Như vậy, Tình yêu của Thiên Chúa đến trước và tình yêu của tha nhân được đặt nền tảng vững chắc trong tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng thánh Gio-an Tông Đồ lại cho ta thấy hành động của việc yêu thương tha nhân nói nên dấu chỉ của người có lòng yêu mến Thiên Chúa khi Ngài nói: “Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4,20). Hai chiều kích của giới răn Yêu như hòa quyện hỗ tương lẫn nhau. Vì thế, nếu vì phải chăm sóc cho cô con gái bệnh tật mà không thể đi lễ ngày chúa nhật thì việc làm đó đã chu toàn lề luật của Thiên Chúa. Trừ ra những người không thực sự có lòng yêu mến mà thích nại vào những lý do không thực sự cần thiết đến độ phải ưu tiên hơn việc tuân giữ giới răn thứ ba. Chính Chúa Giêsu cũng đã rất hay chữa bệnh cho người ta trong ngày Sa-bát.

Chiều kích hàng dọc của giới răn YÊU Chúa Giêsu đã rút ra từ Sách Đệ Nhị luật 6,4: Điều này được gọi là Shema hoặc “Nghe đây!” Điều này rất quan trọng đối với người Do Thái vì đây là lời cầu nguyện buổi sáng và buổi tối của họ. Đối với họ đây là những lời để sống cũng như để chết. Đây là câu đầu tiên mà mọi đứa trẻ Do Thái nên ghi nhớ và lời cầu nguyện mà mọi người Do Thái giáo hy vọng sẽ có trên môi khi họ lâm chung.

Chiều kích hàng ngang của giới răn YÊU được Ngài rút ra từ Sách Lêvi 19,18: Yêu tha nhân là biểu hiện của tình yêu dành cho Thiên Chúa. Cả hai có một mối liên hệ mật thiết giao thoa với nhau tạo nên cây thập giá của Chúa Giêsu, dấu chỉ của ơn cứu độ.

Cây thập giá của Chúa Kitô chính là lời mời gọi của tình yêu và thúc đẩy chúng ta sống hai chiều kích của giới răn Yêu. Có thể cụ thể hóa qua ba cách sau:

Đầu tiên, Tình Yêu thông qua sự vâng lời. Chúa muốn chúng ta vâng lời Ngài. Cơ hội tuyệt vời để vâng lời Ngài là thực hiện những gì Ngài đã truyền dạy, trong tất cả những thăng trầm của tình yêu thập giá. Thiên Chúa không nhìn vào những hành động chúng ta có thể thực hiện, thay vào đó, Ngài nhìn xem liệu chúng ta có sẵn lòng phục tùng ý chí của mình theo ý muốn của Ngài không. Tình yêu đích thực được thể hiện bằng sự vâng lời.

Thứ hai, Tình Yêu thông qua việc bác ái. Người Công giáo chúng ta được mời gọi yêu Chúa hơn tất cả những người khác và do đó yêu tất cả mọi người như chính mình, không có sự thiên vị. Không ai có thể nói rằng mình yêu Chúa nếu không sống bác ái đối với những người xung quanh. Cây thập giá của Chúa Kitô không chỉ có chiều dọc mà thiếu chiều ngang. Yêu mến Thiên Chúa là triệt để và trên hết. nhưng chúng ta cũng được mời gọi yêu tha nhân: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (Mt 25,40) Ngài cho thấy, tình yêu đích thực được thể hiện bởi lòng từ bi và việc làm bác ái.

Thứ ba, Tình Yêu qua kinh nguyện. Chúng ta được giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 2658 nhắc nhở rằng “tình yêu là nguồn cầu nguyện. Từ đó cho phép chúng ta đáp lại Thiên Chúa bằng cách yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta”. Để yêu Chúa chúng ta cần vâng lời Ngài, cũng có nghĩa là yêu người khác như chính bản thân mình. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng biết rằng, điều này là không thể nếu không có lời cầu nguyện. Vì cầu nguyện là điều kiện tốt nhất giúp chúng ta biến đổi ý muốn của mình trở nên giống ý muốn của Chúa Kitô. Yêu mến Chúa Kitô là trở nên giống Chúa Kitô. Để thực hiện thay đổi này không thể thiếu cầu nguyện. Như vậy người yêu mến hết lòng cũng sẽ thật lòng cầu nguyện. Và sống trong cầu nguyện cũng chính là sống với Thiên Chúa trong tình yêu. Và có thể những việc làm cụ thể nhiều người trong chúng ta không có cơ hội thực hiện, nhưng với tấm lòng yêu thương bác ái với tha nhân cách chân thực trong việc cầu nguyện cho họ thì làm được luôn và có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ.

Xin dạy chúng con biết yêu Chúa và yêu mọi người bằng tất cả những gì mà chúng con có thể trong khả năng Chúa ban, không chờ đợi những sự viển vông, chờ trúng số mới giúp đỡ tha nhân, nhưng xin tình yêu đích thực của Chúa ngự vào trong tâm hồn và giúp chúng con luôn biết phải làm gì để đáp lại tình yêu đó. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu nguyện và làm việc Chúa chọn cả hai

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu Nguyện Và Làm Việc Chúa Chọn Cả Hai Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với nhịp sống hối hả...

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...